Wednesday, November 30, 2011

Chuyên đề: Các phương pháp giải phương trình mũ

Phương trình mũ nằm trong lớp bài toán Phương trình, Hệ phương trình, Bất phương trình của chương trình Toán học Phổ thông. Việc rèn luyện cho các em phương pháp giải phương trình mũ sẽ giúp các em có nhứng kĩ năng và định hướng tốt trong việc giải quyết những bài toán trong lớp bài toán này. Chuyên đề trình bày các phương pháp giải và phân loại phương trình mũ theo các phương pháp giải đó.
Chuyên đề: Các phương pháp giải phương trình mũ của thầy Đinh Văn Trường, Tổ Toán, Trường THPT Nghèn, Hà Tĩnh gử tặng tuyensinhvnn. Download 1. Download 2.

Tuesday, November 29, 2011

Áp dụng định lí Vi-ét giải bài toán so sánh nghiệm của PT bậc hai với 1 hoặc 2 số thực

Sáng kiến kinh nghiệm: “Áp dụng định Vi - ét giải bài toán so sánh nghiệm của phương trình bậc hai với một hoặc hai số thực ” cho học sinh THPT. Giúp định hướng và biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng phương pháp “Áp dụng định Vi - ét giải bài toán so sánh nghiệm của phương trình bậc hai với một hoặc hai số thực ” cho học sinh THPT.

Trong sáng kiến kinh nghiệm này, các dạng bài có thể giải được bằng phương pháp “Áp dụng định Vi - ét giải bài toán so sánh nghiệm của phương trình bậc hai với một hoặc hai số thực ” là
So sánh hai nghiệm của phương trình bậc hai với một số thực a.
So sánh hai nghiệm của phương trình bậc hai với hai số thực a và b.
So sánh các nghiệm của phương trình bậc ba với số thực a.
Tìm điều kiện của tham số để hàm số có cực trị thỏa mãn điều kiện cho trước.
Tìm điều kiện của tham số để hai đồ thị hàm số cắt nhau tại n điểm (n = 2 hoặc n = 3) thảo mãn điều kiện cho trước.

Tải về SKKN này của GV Phạm Trịnh Cương Chính, THPT Phạm Ngũ Lão. Download 1. Download 2.

Bài tập Cấp số cộng, Cấp số nhân

Bài tập Cấp số cộng, Cấp số nhân biên soạn bởi thầy Lê Hành Pháp, GV THPT Tân Bình, Bình Dương.
Hệ thống bài tập có lời giải này gồm các phần: Phương pháp quy nạp, dãy số, cấp số cọng, cấp số nhân theo chương trình Đại số và Giải tích 11 nâng cao.
Tải về file PDF: Bai tap cap so cong cap so nhan .| BT Cap so con cap so nhan day so.

Đề thi Học sinh giỏi tỉnh Ninh Thuận năm học 2011 2012 tất cả các môn

Đề thi Học sinh giỏi tỉnh Ninh Thuận năm học 2011 2012 tất cả các môn. Download 1. Download 2.

Xem thêm:

Đề thi học sinh giỏi năm 2011 các tỉnh

Vũ Hà Văn và Số học Tổ hợp

Anh là người đầu tiên trên thế giới tìm ra toán “số học tổ hợp” – tạo ra một con đường mới cho nền toán học thế giới. Anh cũng là người đưa ra lời giải cho một loạt các bài toán lớn mà nhiều thập niên lại đây, không ai giải được. Nhưng có lẽ ít ai ngờ, vị giáo sư toán học hàng đầu thế giới lại có một tuổi thơ đầy nhọc nhằn trong những tháng năm đạn bom khói lửa ở quê hương Việt Nam.


Giải bài toán “bí” nhiều thập niên

Một loạt các lý thuyết toán học của các nhà toán học lẫy lừng như Segre về đại số năm 1950; Shamir về đồ thị ngẫu nhiên năm 1980 và bài toán của hai nhà Nobel vật lý Wigner – Dyson năm 1950, 1960, trong hàng chục năm qua chưa có ai giải đáp nổi để đưa vào ứng dụng. Bài toán “bí” này chỉ chấm dứt khi vị GS toán học người Việt, Vũ Hà Văn – hiện đang giảng dạy ở Trường ĐH Tổng hợp Rutgers, Hoa Kỳ – tìm ra một loạt các định lý về xác suất tổ hợp, ma trận ngẫu nhiên, mật độ giá trị riêng của ma trận ngẫu nhiên.

Sau khi đưa ra các định lý để lý giải, vận dụng các lý thuyết toán của các nhà toán học trên, thì những bài toán vốn đang nằm “ngủ” hàng chục năm qua mới được đưa vào ứng dụng trong thực tế. Anh cũng chính là người “khai mở” nên số học tổ hợp (nằm trong toán tổ hợp), một loại hình toán mới trên thế giới.

Với loại hình toán học mới này, Vũ Hà Văn đã xuất bản một cuốn sách mang tên Additive combinatorics dày 570 trang do nhà xuất bản Đại học Cambridge ấn hành. Cuốn sách này anh viết chung với Terence Tao, một trong những nhà toán học hàng đầu của thế giới.

Nhờ những sáng tạo mở ra ngành toán học mới và tìm ra lời giải cho những bài toán “bí” suốt nhiều thập niên, Vũ Hà Văn được trao tặng giải thưởng George Polya. Tên tuổi và những đóng góp của anh được đặt bên cạnh những tên tuổi toán học lớn của thế giới. Thần đồng toán học thế giới L.Lovasz, hiện là chủ tịch Hội toán học thế giới cũng được trao giải thưởng này vào năm 1979.

GS Vũ Hà Văn cho biết: “Một số công trình phát triển và ứng dụng lý thuyết xác suất mà nhờ đó tôi được trao giải Polya là công trình mà qua đó để giải quyết một số bài toán tổ hợp. Phần lớn các công trình này được bắt nguồn từ luận án Tiến sĩ tôi viết tại Đại học Yale (1994-1998). Trong vòng 10 năm qua, các ý tưởng đã được đào sâu, tìm được nhiều ứng dụng và tôi cũng đã phát triển chúng thêm rất nhiều”.

Cuộc hội ngộ với thần đồng toán học L.Lovasz

Có lẽ, người có công đưa Vũ Hà Văn đến với thành công ấy, chính là thần đồng toán học L.Lovasz. Đến bây giờ anh vẫn nhớ như in cái ngày định mệnh năm 1987, sau khi tốt nghiệp Trường chuyên Hà Nội – Amsterdam, Vũ Hà Văn lên đường sang Hungary học ngành điện tử tại ĐH Bách khoa Budapest. Trong cuộc thi toán Schweitrer Miklos dành cho sinh viên Hungary, bài luận của Vũ Hà Văn đã được Viện sĩ Hàn lâm, thần đồng toán học thế giới L.Lovasz nghe. Ngay sau đó, thần đồng toán học đã đích thân gửi thư tới Đại sứ quán Việt Nam tại Budapest và bày tỏ về khả năng toán học đặc biệt của Văn. Thần đồng toán học thế giới đã đề nghị Đại sứ quán cho sinh viên Vũ Hà Văn được tiếp tục quá trình học tập tại khoa Toán của Trường ĐH Tổng hợp Eotvos Lorand.

“Tôi rất mong muốn nhận được sự giúp đỡ để chúng ta có thể đào tạo tài năng này một cách tốt nhất”, giáo sư L.Lovasz nhấn mạnh trong lá thư gửi Đại sứ quán. Lá thư này đã tạo nên bước ngoặt lớn trong cuộc đời chàng sinh viên Vũ Hà Văn. Anh chuyển từ ngành Điện sang học ngành Toán.

Dưới sự giảng dạy trực tiếp của thần đồng toán học thế giới – GS L.Lovasz, chàng sinh viên Việt Nam Vũ Hà Văn đã sớm bộc lộ những sáng tạo xuất sắc trong ngành Toán và đạt được những thành tích đáng nể trong cuộc đời sinh viên.

Liên tục trong các năm 1991, 1992, 1993 anh đã đoạt giải thưởng trong các cuộc thi Schwritzer – là cuộc thi toán khó nhất cho sinh viên nhằm tìm những nhà nghiên cứu cho tương lai. Là sinh viên năm thứ 3, anh được cử đi dự hội nghị toán học trẻ quốc tế tổ chức tại Đại học Conell ở Hoa Kỳ. Tại hội nghị lớn này, anh đã được đọc bài luận và đăng bài trên tạp chí toán học thế giới. Sang năm học thứ tư, anh được cấp thêm một học bổng của các nước trong khối Cộng đồng châu Âu, sang Bỉ theo học chuyên đề một năm tại Trường đại học Gent.

Năm 1994, tốt nghiệp đại học với tấm bằng đỏ, Vũ Hà Văn lại được nhận giải thưởng Renyi Kato của Hội toán học Hungary và được nhận làm luận án tiến sĩ. Với bảng thành tích dày đặc sau 5 năm được thần đồng toán học thế giới giảng dạy, khi tốt nghiệp đại học tại Hungary, có tới 3 trường đại học danh tiếng của Hoa Kỳ đã đồng ý triệu tập Vũ Hà Văn sang học tiến sĩ.

Cuối cùng, mùa hè năm 1994, Vũ Hà Văn đã quyết định sang Hoa Kỳ học tiến sĩ ngành toán tại ĐH Yale, là ngôi trường cổ có ngành toán tốt nhất Hoa Kỳ, dưới sự hướng dẫn của GS Lovasz. Hiện anh đang giảng dạy tại ĐH Tổng hợp Rutgers, New Jersey – ngôi trường có bộ môn toán tổ hợp mà anh theo đuổi. Vũ Hà Văn còn được mời làm Chủ nhiệm chương trình “Số học tổ hợp” của IAS.

Cuộc sống gia đình bình dị

Nhìn cuộc sống đầy đủ, tên tuổi vang dội của GS Vũ Hà Văn bây giờ thì ít ai ngờ, anh cũng từng trải qua tuổi thơ đầy nhọc nhằn trong những năm tháng quê hương Việt Nam còn khó khăn. Đó là những năm tháng mà cha Vũ Hà Văn, nhà thơ Vũ Quần Phương gọi là: “Sống cho qua kỳ đói, khỏi kỳ loạn và chỉ nghĩ làm sao để gia đình được cơm no áo ấm, chứ không dám mơ tới cơm ngon áo đẹp”.

Vũ Hà Văn sinh năm 1970, đúng những năm tháng chiến tranh, khói lửa, nên cuộc sống vô cùng vất vả. Cho đến khi thi đỗ điểm rất cao vào khoa Điện tử – Tin học của ĐH Bách khoa Hà Nội, được tiêu chuẩn theo học ở nước ngoài và sang Hungary học, anh vẫn sống trong sự túng thiếu.

Một lần, anh đã phải thốt lên với cha: “Trong đời làm sinh viên của con, con chưa bao giờ được mua đồ mới để dùng cả”. Tất cả các đồ dùng cần thiết cho cuộc sống như quần áo, sách vở, radio… Văn đều phải mua lại của những sinh viên tốt nghiệp về nước với giá chỉ bằng 20 – 30% so với đồ mới. Nhưng tất cả những nhọc nhằn của tuổi thơ, của chàng sinh viên xa nhà nơi đất khách cũng không quật ngã được ý chí mạnh mẽ trong Vũ Hà Văn. “Những năm Văn học ở Hungary thiếu thốn lắm, học bổng chỉ đủ ăn thế mà sau 3 năm học đầu, Văn vẫn tiết kiệm được 100 USD mang về cho bố mẹ. Khi cầm đồng tiền ấy, tôi thực sự rất xúc động và thương con”, nhà thơ Vũ Quần Phương kể.

Những thành công lớn trên thế giới của Vũ Hà Văn sau này dường như không chỉ là những trái ngọt nơi đầu cành ở chốn đất khách quê người, mà nó đã được ươm mầm từ những năm tháng thơ ấu. Lớn lên trong khốn khó, nhọc nhằn về kinh tế nhưng Vũ Hà Văn lại được hưởng một môi trường giáo dục gia đình tình cảm và luôn đặt sự học lên hàng đầu.

Cha anh, nhà thơ Vũ Quần Phương dù công việc có bận đến bù đầu, vẫn luôn đưa con đi học hàng ngày. Khi đến giờ đón con tan học, dù đang ngồi uống bia vui vẻ bù khú với bạn bè, nhà thơ Vũ Quần Phương cũng gác cốc đứng dậy đi đón con. “Đừng bao giờ để đứa trẻ đứng đợi ở cổng trường bơ vơ, dù là 5 phút. Khi mà tất cả lớp về hết rồi mà còn mỗi con mình đứng đó thì nó buồn đến chừng nào và lo sợ đến chừng nào. Tôi mồ côi bố từ năm lên 6 nên càng thấm thía sự cô đơn và không bao giờ muốn con có cảm giác mà tôi từng trải qua”, nhà thơ Vũ Quần Phương tâm sự. Ông cũng hết sức cầu kỳ khi chọn thầy, chọn trường cho con bởi theo ông, sự thành công của đứa trẻ có sự đóng góp chủ yếu của các thầy. Tâm niệm vậy, nên ngay từ bé, ông đã miệt mài tìm bằng được cho con vị thầy giáo giỏi bậc nhất Hà Nội lúc bấy giờ là thầy Tôn Thất. Dù ngày nắng cũng như ngày mưa gió, bão bùng, ông vẫn đạp xe chở con hàng cây số đến nhà thầy học.

Vị giáo sư toán học hàng đầu thế giới suốt ngày bù đầu với việc giảng dạy, nghiên cứu, viết sách nhưng vẫn không quên ngày nào cũng gửi email từ Hoa Kỳ về Việt Nam cho cha mẹ. Bức thư dù ngắn ngủi vài dòng hay dài dằng dặc đến vài trang, luôn là những thông điệp, những dòng tin nhắn, những bức ảnh kể về công việc, cuộc sống trong ngày của Văn và vợ con. Và anh cũng tận tụy với con, với gia đình như chính cha anh đối với anh thuở còn thơ ấu. Sáng sáng, anh đưa hai con tới trường, rồi lái xe tới nơi làm việc hoặc làm việc tại nhà để đến 4 giờ chiều lại vội vã đi đón con, nấu bữa tối cho cả gia đình. “Do công việc giảng dạy và nghiên cứu của tôi chủ động được thời gian hơn nên những khi không phải đi giảng dạy ở các nước, tôi thường đảm nhiệm việc đưa đón con tới trường giúp vợ. Vợ tôi phải làm công việc theo giờ hành chính không thể về sớm được nên tôi cũng giúp vợ công việc nội trợ như nấu cơm, đi chợ”, vị giáo sư toán học hàng đầu thế giới mỉm cười “thanh minh”.

Nhờ những sáng tạo mở ra ngành toán học mới và tìm ra lời giải cho những bài toán “bí” suốt nhiều thập niên, Vũ Hà Văn được trao tặng giải thưởng George Polya 2008, lần trao giải George Polya gần đây nhất. Đây là giải thưởng cao nhất dành cho những người nghiên cứu toán tổ hợp của Hội Toán học ứng dụng và công nghiệp Mỹ (SIAM) lập ra từ năm 1969. Theo đánh giá của SIAM, các công trình của Vũ Hà Văn đã phát triển các bất đẳng thức cơ bản cho các đa thức ngẫu nhiên. Các bất đẳng thức này có phạm vi ứng dụng rộng hơn các bất đẳng thức trước đây; chúng cho phép tìm ra lời giải cho một số bài toán lớn từ lâu nay trong hình học xạ ảnh, hình học lồi, lý thuyết đồ thị… Các bất đẳng thức này là một trong những đóng góp quan trọng nhất trong lý thuyết tổ hợp xác suất trong một thập kỷ qua

Theo Bảo Vân
Gia đình & Xã hội

61 Đề thi Học Kỳ 1 Lớp 11 môn Toán (nhiều tác giả)

Đề thi Học Kỳ 1 Lớp 11 môn Toán
61 Đề thi Học Kỳ 1 Lớp 11 môn Toán (nhiều tác giả). Trong bộ đề thi thử Học kì 1 môn Toán lớp 11 này có: 11 Đề của thầy Hoa Hoàng Tuyên, 10 Đề của thầy Vũ Đức Độ, THPT Tử Đà, 22 Đề thi thử Học Kì 1 của thầy Trần Duy Thái, THPT Gò Công Đông, 4 Đề của thầy Hoàng Trung,... và 7 đề thi thử của thầy Nguyễn Chín Em, Giáo viên toán trường THPT ISCHOOL, RẠCH GIÁ gửi đăng trên tuyensinhvnn và nhiều đề thi Học kì I của các trường có ma trận và đáp án. Phần lớn các tài liệu được soạn bằng WORD.

Tải về theo các liên kết sau: 61 De thi thu Hoc ki I toan 11 | 61 De thi Hoc Ki 1 Toan 11

Monday, November 28, 2011

Đáp án Đề thi HSG Toán tỉnh Lạng Sơn năm học 2011 - 2012

Đáp án Đề thi HSG Toán tỉnh Lạng Sơn năm học 2011 - 2012. Download 1. Download 2.

Xem thêm:

Đề thi học sinh giỏi các tỉnh năm học 2011 - 2012

Đáp án Đề thi IMC 2011 (Olympic Toán Sinh viên Quốc tế 2011)

Kì thi Olympic Toán sinh viên quốc tế năm 2011 (IMC 2011) lần thứ 18 diễn ra từ ngày 28/6/2011 đến 03/7/2011 tại Blagoevgrad, Bulgaria.

tuyensinhvnn xin giới thiệu Đáp án Chính thức Đề thi Olympic Toán Sinh viên Quốc tế 2011 (IMC 2011) bằng tiếng Anh và lời giải bằng tiếng Việt của bạn Nguyễn Thành Long, Phòng Phát triển phần mềm III, Trung tâm tin học, Viễn Thông Hà Nội.

Tải về File PDF: Dap an de thi Olympic Toan SV Quoc te IMC 2011. IMC 2011 Problems and Solutions

Sunday, November 27, 2011

25 Đề thi thử môn Toán Học Kỳ I lớp 12 của Trần Đình Cư

25 Đề thi thử môn Toán Học Kỳ I lớp 12 của thầy Trần Đình Cư, Học viên Cao học Đại học Huế. Đề thi bám sát chương trình hiện hành. Tài liệu được thầy Trần Đình Cư gửi đăng trên tuyensinhvnn.
Tải về theo cac liên kết sau: Đề thi thử môn Toán Học Kỳ I lớp 12. De thi thu hoc ky I toan 12.

Môđun đối đồng điều địa phương và một số phạm trù con Serre

Môđun đối đồng điều địa phương và một số phạm trù con Serre luận văn Thạc sĩ của Phạm Mai Lan. Download 1. Download 2.
Mục đích của luận văn này là trình bày lại các kết quả trên của Aghapour- nahr - Melkersson trong bài báo Local cohomology modules and Serre subcategories, Journal of Algebra (2008).
Luận văn chia làm 2 chương. Chương I nói về phạm trù con Serre và một số chuẩn bị về môđun đối đồng điều địa phương. Chương II trình bày về S-dãy, S-độ sâu và các kết quả về môđun đối đồng điều địa phương.

Đề thi thử VMO 2012 của Viện Toán học (26-27/11/2011)

Nhằm giúp đỡ các học sinh làm quen với kỳ thi HSG toán toàn quốc CLB Toán học tổ chức hai bài kiểm tra vào cuối tháng 11. Nội dung bài kiểm tra sẽ được xây dựng dựa theo cấu trúc đề thi HSG Toàn toàn quốc. Tất cả các bạn học sinh chuyên cấp III đều có thể đăng ký tham dự.

Thời gian:
Bài kiểm tra số 1: 13h30, Thứ Bảy, 26/11/2011
Bải kiểm tra số 2: 13h30, Chủ Nhật, 27/11/2011
Thời lượng của mỗi bài kiểm tra là 180 phút.
Địa điểm: Giảng đường 301, Viện Toán học

Đề thi thử VMO 2012 của Viện Toán học (26-27/11/2011). Download 1. Download 2.

Saturday, November 26, 2011

64 câu khảo sát hàm số với lời giải chi tiết - Cù Đức Hòa

64 câu khảo sát hàm số với lời giải chi tiết (KỂ CẢ PHẦN KHẢO SÁT LẪN CÂU HỎI PHỤ, 81 trang) của thầy Cù Đức Hòa, GV trường THPT Vĩnh Chân, Vĩnh Phúc. Tài liệu dùng cho luyện thi Đại học.
Tải về file pDF theo 1 trong cac liên kết: 64 cau Khao sat ham so voi loi giai. 64 cau khao sat ham so.
Các tài liệu hay khác về Khảo sát Hàm số: Xem chuyen de Khao sat ham so

14 Đề thi thử Học kỳ I và Đề cương HKI môn Toán lớp 10 năm 2011

14 Đề thi thử Học kỳ I bám sát chương trình và Đề cương HKI môn Toán lớp 10 (đầy đủ các dạng bài toán) năm học 2011 - 2012 của thầy Hồ Văn Hoàng, THPT Nguyễn Huệ, TP. HCM. Download 1. Download 2.

Hệ thống Bài tập Toán 9 Tự luận và Trắc nghiệm

Hệ thống Bài tập Toán 9 Tự luận và Trắc nghiệm (có hướng dẫn giải). Download 1. Download 2.
Tags: Bai tap, Toan 9, trac nghiem, Tu luan, Giai bai tap toan 9

Chuyên đề dãy số Bồi dưỡng học sinh giỏi

Chuyên đề dãy số Bồi dưỡng học sinh giỏi (tìm số hạng tổng quát của dãy, dãy số sinh bởi phương trình, phương trình đặc trưng, tuyến tính hóa dãy số..) của thầy Nguyễn Văn Xá. Download 1. Download 2.

Tuyển tập Đề thi Học kỳ I môn Toán lớp 12 của các trường tại TP. Hồ Chí Minh

Tuyển tập Đề thi Học kỳ I môn Toán lớp 12 của các trường: THPT LÊ HỒNG PHONG,THPT BÙI THỊ XUÂN, THPT NGUYỄN THƯỢNG HIỀN, THPT MINH KHAI, THPT MARIE CURIE, THPT NGUYỄN KHUYẾN, THPT HÙNG VƯƠNG, THPT TÂN BÌNH, THPT SƯƠNG NGUYỆT ANH, THPT NGUYỄN HUỆ tại TP. Hồ Chí Minh từ năm 2006 đến nay. Sưu tập bởi thầy Hồ Văn Hoàng, GV Trường THPT Nguyễn Huệ. Download 1. Download 2.

Các phương pháp giải phương trình logarit và mũ

Các phương pháp giải phương trình logarit và mũ của Nguyễn Trung Kiên. Tài liệu dày 54 trang trình bày hệ thống các phương pháp giải các bài toán về pt, bất phương trình mũ và logarit. Download 1. Download 2.

Friday, November 25, 2011

Trả lời các câu hỏi tuyển dụng hóc búa của Google

Đã đăng:
Trả lời những câu phỏng vấn của Microsoft

Những câu phỏng vấn oái ăm tại Facebook, IBM...


1. Một chiếc xe bus có thể chứa được bao nhiêu quả bóng đánh gôn?

1 chiếc xe buýt thông thường có chiều dài 6m, rộng 2,5m và cao 1,8m. Kích thước ấy tương đương với thể tích khoảng 26.220l. 1 quả bóng đánh gôn có thể tích khoảng 0,04l. Như vậy chia 26.220 cho 0,04 ta sẽ có khoảng 655.000 quả bóng gôn. Trừ đi chỗ ghế ngồi và các đồ vật khác, ước tính 1 xe buýt sẽ chứa được khoảng 500.000 quả bóng gôn.

Tất nhiên những con số này chỉ là tương đối bởi còn phụ thuộc kích thước xe buýt và nhiều yếu tố khác. Nhưng mục tiêu chủ yếu của Google là thử khả năng giải quyết vấn đề của ứng viên mà thôi.


2. Tại một đất nước mà mọi gia đình chỉ dừng sinh con nếu họ đã có 1 con trai, nếu đứa trẻ sinh ra là bé gái, họ sẽ tiếp tục có thêm em bé cho đến khi có bé trai đầu tiên thì dừng lại. Vậy tỷ lệ nam nữ của đất nước này là bao nhiêu?

Giả sử có 10 cặp vợ chồng có 10 em bé trong đó 5 nam 5 nữ. 5 cặp vợ chồng có bé nữ sẽ tiếp tục sinh tiếp và tỷ lệ sẽ là 2,5 cho nam và 2,5 cho nữ. Tiếp tục ta sẽ có 1,25 cho nam; 1,25 cho nữ. Vậy tổng cộng là 17,5 em bé với 8,75 nam và 8,75 nữ. Cứ tiếp tục như vậy và tỉ lệ nam nữ của đất nước này sẽ là 50/50.


3. Hãy lập một kế hoạch sơ tán cho thành phố San Francisco khi có sự cố.

Tương tự, đây chỉ là 1 câu hỏi nhằm thử khả năng nhìn nhận vấn đề của ứng viên. Có lẽ cách tốt nhất khi bị hỏi câu hỏi này là hỏi lại người phỏng vấn: “Chúng ta sẽ lập kế hoạch sơ tán cho sự cố gì?”.

4. Tại sao nắp cống lại có hình tròn?

Để nó không bị rơi xuống cống.


5. Có tất cả bao nhiêu người lên dây nhạc cho đàn piano trên toàn thế giới?

Điều này phụ thuộc vào từng thị trường. Nếu đàn piano cần lên dây mỗi tuần 1 lần và mỗi lần mất 1 tiếng. 1 người lên dây đàn làm việc 8 tiếng 1 ngày trong 5 ngày 1 tuần. Như vậy mỗi tuần sẽ có 40 chiếc piano cần lên dây mỗi tuần. Vậy câu trả lời sẽ là 1 người cho mỗi 40 chiếc đàn.

Trên Wikipedia cũng có vấn đề Fermi tương tự: “Có bao nhiêu người lên dây đàn piano ở Chicago?”. 1 giải pháp điển hình là đưa ra các con số dự đoán và giả sử rồi tính ra kết quả cuối cùng. Ví dụ như sau:

Có khoảng 5 triệu người sống ở Chicago. Trung bình 1 nhà có 2 người và 1/20 nhà có 1 đàn piano cần lên dây thường xuyên – khoảng 1 lần 1 năm. Tính cả thời gian đi lại thì 1 người lên dây đàn mất 2 tiếng để lên dây xong 1 chiếc đàn piano. Mỗi người làm việc 8 tiếng 1 ngày, 5 ngày 1 tuần và 50 tuần 1 năm.

Vậy ta có thể tính ra số người lên dây đàn ở Chicago là:

5.000.000 (người ở Chicago) / 2 (người/nhà) x 1/20 (đàn/nhà) x 1 (lần lên dây đàn mỗi năm) = 125.000 (lần lên dây đàn mỗi năm).

50 (tuần/năm) x 5 (ngày/tuần) x 8 (giờ/ngày) x ½ (1 đàn mất 2 giờ) = 1000 (lần lên dây cho mỗi người 1 năm).

Và kết quả là 125.000/1000 = 125 người lên dây đàn ở Chicago.

Có rất nhiều những câu hỏi tương tự như thế này như “Có bao nhiêu người sống trên hành tinh? …).


6. Có bao nhiêu lần các kim đồng hồ ở vị trí trùng nhau trong một ngày?
22 lần (12:00, 1:05, 2:11, 3:16, 4:22, 5:27, 6:33, 7:38, 8:44, 9:49, 10:55).



7. Giải thích ý nghĩa của “dead beef” (thịt con bò đã được mổ xẻ)?
Chỉ cần Google là bạn có thể có ngay câu trả lời. (Câu hỏi này là dành cho vị trí Kỹ sư phần mềm).

“Dead beef” là thông báo lỗi 0xDEADBEEF được dùng trong hệ thống IBM RS/6000, bộ xử lý PowerPC 32-bit của Mac OS và Commodore Amiga. Trong hệ điều hành Solaris của Sun Microsystems nó có nghĩa là giải phóng bộ nhớ hệ thống. Còn trong OpenVMS chạy bộ xử lý Alpha thì bạn có thể thấy DEAD_BEEF bằng cách ấn CTRL-T.[3]



8. Bạn cần biết Bob, một người bạn của mình có số điện thoại chính xác của mình hay không mà không được phép hỏi trực tiếp anh chàng này. Bạn phải viết câu hỏi lên một tờ giấy để nhờ Eve đưa cho Bob rồi mới nhận được câu trả lời. Bạn sẽ viết gì để Bob hiểu mà Eve không biết được số điện thoại của bạn?

Rất đơn giản. Chỉ cần nhắn Bob gọi điện cho mình vào 1 thời gian nhất định. Nếu Bob gọi, nghĩa là anh ấy biết số, còn không thì là anh ấy không biết.





9. Bạn là thuyền trưởng của một nhóm cướp biển và cần trưng cầu ý kiến của tất cả tên cướp này về việc chia vàng cho các thành viên. Nếu số ý kiến đồng ý với bạn ít hơn một nửa số thành viên của nhóm, bạn sẽ phải chết. Bạn sẽ chia như thế nào để có thể sống được?

Chia đều số vàng cho 51% thành viên trong đoàn.


10. Có 8 quả bóng giống nhau hoàn toàn về kích thước nhưng trong đó có 1 quả nhẹ hơn tất cả. Hãy tìm ra quả bóng này chỉ với 1 cái cân và 2 lần cân.

Lấy 6 quả đặt lên cân mỗi bên 3 quả. Nếu 2 bên bằng nhau thì quả nhẹ hơn sẽ nằm trong 2 quả còn lại, và cân 2 quả còn lại là sẽ tìm được quả nhẹ hơn.

Còn nếu quả nhẹ hơn ở trong 6 quả kia thì phạm vi thu gọn xuống còn 3 quả ở bên nhẹ hơn. Trong 3 quả ấy chọn 2 quả đặt lên cân. Nếu cân không bằng thì quả nhẹ hơn sẽ ở bên nhẹ hơn, còn nếu cân bằng thì quả nhẹ hơn sẽ là quả còn lại không đem cân.

11. Giải thích ý nghĩa của cơ sở dữ liệu chỉ trong 3 câu cho 1 đứa bé 8 tuổi.

Mục đích của câu hỏi này là thử khả năng giải thích ngắn gọn 1 nội dung phức tạp của ứng viên mà thôi. Có thể trả lời là : “Cơ sở dữ liệu là 1 bộ máy nhớ rất nhiều thông tin về rất nhiều thứ. Con người dùng chúng để nhớ các thông tin. Ra ngoài chơi tiếp đi”.


Tham khảo Business Insider

Theo Mask Online

PS: Các câu trả lời trên chỉ mang tính gợi ý, có thể không chính xác.

Thursday, November 24, 2011

Đáp án Đề thi Học sinh giỏi TP. Hồ Chí Minh năm học 2011 - 2012

Đáp án Đề thi Học sinh giỏi TP. Hồ Chí Minh năm học 2011 - 2012 (2 vòng). Gửi đến tuyensinhvnn bởi thầy Nguyễn Duy Hiếu, THPT chuyên Lê Hồng Phong, Tp. Hồ Chí Minh. Download 1. Download 2.
Xem thêm:
Đề thi học sinh giỏi các tỉnh năm 2011.

Ứng dụng của giải tích để giải các bài toán đại số, hình học, số học và toán rời rạc

Một số ứng dụng của giải tích để giải các bài toán đại số, hình học, số học và toán rời rạc của nhóm tác giải Nguyễn Văn Mậu, Đặng Huy Ruận, Trần Nam Dũng... Tài liệu dành cho học sinh đang ôn thi học sinh giỏi tỉnh, học sinh giỏi quốc gia hay các kỳ thi olympic toán.
Tài liệu gồm 8 chuyên đề

Đa thức với hệ số nguyên và đồng dư thức
Tính chất hội tụ, bị chặn của dãy truy hồi hữu tỷ
Bài toán nội suy cổ điển tổng quát
Số đối xứng và một số quy luật của phép nhân
Biễu diễn toạ độ của phép biến hình phẳng
Đồ thị và các khối đa diện lồi
Giải tích và các bài toán cực trị
Hệ đếm và ứng dụng
Tải về file PDF: Download 1. Download 2.

Giáo sư Hoàng Tụy và những chuyện "rủi mà may"

Giới toán học thế giới coi ông là “cha đẻ của tối ưu toàn cục,” người mở đường cho một chuyên ngành toán học mới. Cuốn sách toán tiếng Anh do Giáo sư Hoàng Tuỵ viết chung với Giáo sư người Đức Reiner Horst nhan đề Global Optimization - Deterministic Approches (Tối ưu toàn cục - tiếp cận tất định) được nhiều nhà nghiên cứu đánh giá là cuốn “kinh thánh” của chuyên ngành tối ưu toàn cục.
Với những đóng góp to lớn cho ngành toán tối ưu toàn cục, tháng 9/2011, Giáo sư Hoàng Tụy vinh dự nhận giải thưởng Constantin Caratheodory - giải thưởng danh giá mang tên nhà toán học lừng danh người Đức (gốc Hy Lạp).

“Tôi từng thi trượt vì môn ám tả”

Là một nhà toán học hàng đầu Việt Nam và được giới toán học cả thế giới nể trọng nhưng kể về thời cắp sách của mình, Giáo sư Hoàng Tụy cười hể hả bảo: “Tôi cũng từng thi trượt.”

Khuôn mặt vị giáo sư đã ngoại bát tuần bỗng giãn ra đầy thư thái, như đang sống lại cả một thời thơ ấu đã xa xưa lắm, ngày ông còn là một cậu học trò lớp dự bị, tương đương lớp 2 bây giờ.

Bậc tiểu học khi đó học 6 năm, sau ba năm đầu thi lấy bằng Yếu lược, học thêm ba năm nữa thi bằng Tiểu học. Mặc dù mới học lớp 2 nhưng vì thấy em học sáng dạ nên anh trai đã khuyến khích cậu em Hoàng Tụy thi bằng Yếu lược, nghĩa là thi trước một năm.

Gần 70 năm đã trôi qua nhưng ông vẫn nhớ rất rõ: “Tôi làm các môn khác rất tốt, nhưng lại trượt vì môn ám tả [tức môn chính tả - PV]. Bài thi là bài tả hai con đường, một con đường rộng rãi thênh thang, một đường thì quanh co khúc khuỷu. Tôi chịu, không biết viết chữ khuỷu như thế nào,” thầy Tuỵ vừa kể, vừa cười hỉ hả, nụ cười đầy hạnh phúc của một người già đã trải qua nhiều thăng trầm của cuộc sống khi nghĩ về một thời hồn nhiên trong sáng.

Học trò cưng của Hoài Thanh

Kể về ngày thơ ấu, thầy Tuỵ bảo đời ông có cái may là được học với nhiều người thầy giỏi. Ngày tiểu học là các thầy Lê Trí Viễn (hiện là giáo sư văn học hàng đầu Việt Nam), thầy Khương Hữu Dụng (một nhà thơ nổi tiếng). Lên bậc trung học thì có thầy Hoài Thanh, Cao Xuân Huy.

Với sự dìu dắt của các thầy nên dù chỉ học ở trường làng nhưng Hoàng Tuỵ đã xuất sắc đỗ loại ưu vào trường Quốc học Huế, ngôi trường nổi tiếng nhất Trung kỳ lúc bấy giờ.

Ai cũng biết Giáo sư Hoàng Tuỵ là cây đại thụ lừng lững trong nghiệp toán, nhưng có lẽ không ít người bất ngờ khi biết rằng thời học sinh, ông lại là cậu học trò xuất sắc của nhà phê bình văn học số một Việt Nam – Hoài Thanh.

Trong khi bạn bè trong lớp chỉ mong được 6-7 điểm của thầy Thanh đã là may mắn thì điểm số của Hoàng Tuỵ luôn luôn là 8,5 điểm. “Lúc đó, thầy Thanh đang soạn cuối Thi nhân Việt Nam. Ông cũng cứ nghĩ rằng tôi sẽ theo nghiệp văn,” thầy Tuỵ kể.

Cũng vì giỏi môn văn nên khi học “nhảy cóc” tới hai lớp ở bậc trung học, Hoàng Tuỵ gần như không cần phải lo lắng gì môn học này mà chỉ tập trung học toán để đuổi kịp bạn bè.

Học văn rất giỏi nhưng sau một trận ốm thập tử nhất sinh, ông lại nhận ra mình ham mê toán và khát khao trở thành một nhà khoa học.

Trong cái rủi, có cái may

Thầy Tuỵ bảo mình vốn yếu từ bé. Ngày 2-3 tuổi cứ ốm dặt dẹo còi cọc mãi. Đến khi đang là học sinh năm thứ hai trường Quốc học Huế thì bị ốm một trận thập tử nhất sinh, liệt nửa người, phải nằm một chỗ. “Mẹ tôi đã khóc cạn nước mắt, bà nghĩ không thể cứu được tôi. Nhìn tôi nằm bẹp trên giường, bà đồ rằng tôi có sống thì cũng bị tật suốt đời.”

Vì trận ốm ấy, Hoàng Tuỵ phải nghỉ học, ở nhà một năm. Nhưng chính trong những ngày ấy, một ngọn lửa đam mê với toán học bắt đầu nhen nhóm trong ông.

Ở nhà một năm, nửa năm nằm, nửa năm dưỡng, nửa năm ốm li bì, nửa năm hồi phục. Trong nhà các anh đi dạy nên có nhiều sách, ông mang ra tự học. “Tình thế bắt buộc như thế. Đó là một năm rủi nhưng lại có cái may. Tôi có dịp suy nghĩ về nhiều thứ và chính trong thời gian đó tôi mơ ước làm khoa học,” thầy Tuỵ chia sẻ.

Khỏi bệnh, Hoàng Tuỵ trở lại trường và nhanh chóng trở thành học sinh xuất sắc nhất lớp, được nhận học bổng toàn phần. Đây là một học bổng rất ít học sinh đạt được vì nó có giá trị đến 12 đồng Đông Dương, trong khi ăn cơm cả tháng cũng chỉ hết có 3 đồng, một bát phở chỉ 3 xu. Ngoài ra, còn được ở ký túc xá miễn phí.

Nhưng những trận ốm liên miên khiến việc học ở một ngôi trường nổi tiếng khá mệt với sức của Hoàng Tuỵ. Ông đành làm một việc hơi ngược với người đời là bỏ trường điểm, bỏ học bổng, xin ra học trường tư.

“Ra tường tư tôi lại có may mắn học được những người thầy như thầy Hoài Thanh, Cao Xuân Huy…” thầy Tuỵ cười nói.

Đi bộ vượt Trường Sơn tầm sư học đạo

Năm 1951, được tin Tiến sĩ Toán học Lê Văn Thiêm mới từ nước ngoài trở về và mở trường đại học ở Việt Bắc, Hoàng Tuỵ khăn gói lên đường để tầm sư học đạo.

Không có xe nên từ xứ Quảng, ông phải đi bộ ròng rã mấy tháng trời. Đến Thanh Hóa thì hết tiền, ông phải ở lại đó hai tháng, đi dạy tư để kiếm tiền làm lộ phí.

Nhưng đặt chân được ra Việt Bắc thì ông lại nhận được tin ngôi trường mình định theo học sẽ không được mở. Kiểm tra thử năng lực của anh sinh viên hụt này, Thứ trưởng Bộ Giáo dục khi đó là Nguyễn Khánh Toàn đã không khỏi giật mình. Ông quyết định điều Hoàng Tuỵ sang Nam Ninh, Trung Quốc dạy trường Trung cấp Sư phạm của ta đặt nhờ trên đất bạn.

Từ một người chủ tâm đi học, ông lại làm thầy. Từ muốn làm học trò của Tiến sỹ Lê Văn Thiêm, giờ ông là đồng nghiệp.

Với những thành tích xuất sắc trong giảng dạy, ông được giao nhiệm vụ phụ trách cải cách giáo dục, được cử sang Liên Xô học rồi trở thành một nhà toán học hàng đầu Việt Nam và nổi tiếng trên thế giới.

“Nếu có gì có thể nói là kinh nghiệm cho người trẻ thì theo tôi, phải có một đam mê thực sự, có mơ ước và luôn luôn cố gắng thực hiện mơ ước ấy. Cho nên dù hoàn cảnh khó khăn, có rủi ro không thuận lợi nhưng có khi lại thành cái thuận lợi.

Thứ hai phải có niềm tin. Đó là phẩm chất rất quan trọng của người làm khoa học, phải tin việc mình làm không vô ích,” thầy Tuỵ chia sẻ.

Và thực sự, càng trò chuyện với ông, càng thấy rất rõ một tinh thần lạc quan rất lớn. Dường như không có khó khăn nào khiến cho ông nản. Với Giáo sư Hoàng Tuỵ, những điều rủi trong đời lại là những ngã rẽ mà luôn ẩn chứa kèm theo nó một may mắn.

Phạm Mai/TTXVN

Liên khúc con đường bóng đá Việt Nam! Nỗi buồn mang tên "Bóng đá Việt Nam"

Liên khúc con đường bóng đá Việt Nam! Nỗi buồn mang tên " Bóng đá Việt Nam". Xem tại đây.



Cải biên và trình bày bởi Cáp Anh Tài.
Các bài hát được cải biên:
0:34 Một cõi đi về
2:35 Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây
4:46 Gửi em ở cuối sông Hồng
8:00 Hãy hát lên
9:54 Biển cạn
12:45 Đâu phải bởi mùa thu
14:51 Một thời đã xa
17:58 Tôi là ai em là ai

Wednesday, November 23, 2011

Đề thi thử khối A, D lần 1 trường THPT Lê Hồng Phong năm 2012

Đề thi thử khối A, D lần 1 môn Toán trường THPT Lê Hồng Phong năm 2012rường THPT Lê Hồng Phong, Thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hóa. Đề thi ra theo cấu trúc đề thi và giới hạn chương trình đến ngày 15/11/2011. Có đáp án và thang điểm chi tiết.
Chân thành cảm ơn sự chia sẻ nhiệt tình của thầy nguyenhai_lhp.
Tải về các đề thi thử và đáp án theo 1 trong các LK: De thi thu DH khoi A va D Le Hong Phong 2012.. De thi thu Dai hoc Le Hong Phong 2012

Đề thi kết thúc học phần Giải tích 2 Đại học Quốc gia TP HCM

Đề thi kết thúc học phần Giải tích 2 Đại học Quốc gia TP HCM những năm gần đây (tích phân nhiều lớp, phương trình vi phân). Download 1. Download 2.

Phương pháp lặp Banach cho bài toán bất đẳng thức biến phân

Phương pháp lặp Banach cho bài toán bất đẳng thức biến phân luận văn Thạc sĩ của Phan Thế Nghĩa. Download 1. Download 2.

Theo Harker và Pang, bài toán bất đẳng thức biến phân được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1966 bởi Hartman và Stampacchia. Những nghiên cứu đầu tiên về bất đẳng thức biến phân liên quan tới việc giải các bài toán biến phân, bài toán điều khiển tối ưu và các bài toán biên có dạng của phương trình đạo hàm riêng.

Sách Cấp số cộng, Cấp số nhân nâng cao của Lê Quang Ánh (cũ mà hay)

Cấp số cộng, Cấp số nhân của Lê Quang Ánh, GV chuyên Toán, PTTH Thạnh Mỹ Tây, TP Hồ Chí Minh. Sách xuất bản tại NXB Đồng Nai năm 1994 dùng cho học sinh chuyên chọn cấp 3.
Cấp số cộng, Cấp số nhânMỗi một vấn đề bắt đầu bằng phần tóm tắt lí thuyết, sau đó là bài tập có lời giải và bài tập đề nghị. Bên cạnh những bài tập vận dụng kiến thức còn có những bài toán nâng cao từ các kì thi học sinh giỏi và kì thi tú tài Pháp.
Cuốn sách gồm có 6 chương:
- Cấp số cộng
- Cấp số nhân
- Dãy số
- Dãy số Un=f(Un-1)
- Dãy quy nạp tuyến tính
- Bài tập tổng hợp

TẢI VỀ file PDF theo 1 trong các liên kết sau: Cap so cong - cap so nhan. | Cap so cong cap so nhan nang cao

Tuesday, November 22, 2011

Bài toán tối ưu với hàm thuần nhất dương - Luận văn Thạc sĩ

Hàm thực thuần nhất dương ( còn gọi đơn giản là hàm thuần nhất) rất quen thuộc và hay gặp trong nhiều ứng dụng, đặc biệt trong nghiên cứu kinh tế vi mô. Hàm tuyến tính, hàm bậc hai, hàm Cobb-Douglas, các hàm đa thức thuần nhât...là ví dụ về hàm thuần nhất dương. Hàm thuần nhất biểu lộ hành vi rất đều đặn, khi mọi biến tăng theo cùng 1 tỷ lệ.

Bài toán tối ưu với hàm thuần nhất dương, luận văn thạc sĩ của Nguyễn Xuân Huy. Download 1. Download 2.

Tài liệu Hướng dẫn ôn thi Học Kì 1 môn Toán lớp 12 (file word)

Tài liệu Hướng dãn ôn thi Học Kì 1 môn Toán lớp 12 biên soạn bởi thầy Nguyễn Văn Khôi, THPT Lê Hồng Phong. Tài liệu như là một đề cương giúp bạn ôn tập các kiến thức Toán cần thiết trong Học kì 1 của Hình học, Giải tích 12. Tài liệu cũng có một số đề thi thử để bạn đọc tự luyện.
Tải về file word: On thi Hoc ki 1 Toan 12. On tap HKI Toan 12.

Monday, November 21, 2011

Ma trận đề Kiểm tra 1 tiết chương Thể Tích Hình học 11 (CB, NC)

Ma trận đề Kiểm tra 1 tiết Chương Thể Tích Hình học 11 (Cơ bản, Nâng cao) kèm theo đáp án và thang điểm chi tiết. Đề kiểm tra chung của trường THPT Lê Duẩn, tỉnh Ninh Thuận, năm học 2011 - 2012. Tải về file PDF:
Kiem tra 1 tiet chuong the tich.

Kiem tra 1 tiet chuong 1 HH 12.

Bộ chuyên đề Giải toán Trên Máy Tính Bỏ Túi CASIO

Bộ chuyên đề Giải toán Trên Máy Tính Bỏ Túi CASIO biên soạn bởi nhiều tác giả về các vấn đề Đa thức, Hình học, Dãy số, Ước chung, Bội chung, Lãi suất ngân hàng, liên phân số và nhiều đề thi thử MTBT. Tải về theo 1 trong các liên kết sau:Chuyen de Casio . Chuyen de Casio 2.

Sunday, November 20, 2011

Ứng dụng máy tính Casio, Vinacal trong dạy học toán

SKKN này không trình bày lại các chức năng của máy tính Casio và Vinacal vì các vấn đề nầy đã được nói đến trong nhiều tài liệu.
* SKKN nầy đề cập đến một số vấn đề trong dạy và học bộ môn toán THPT có tính chuyên sâu dưới dạng các chuyên đề.
* SKKN nầy đặt ra một vấn đề mới để các bạn đồng nghiệp tiếp tục nghiên cứu đó là phát huy tối đa khả năng của máy tính Casio và Vinacal một cách sáng tạo trong việc dạy và học bộ môn toán THPT.
* Các chuyên đề về ứng dụng máy tính Casio, Vinacal trong giải phương trình lượng giác và chuyển việc giải bất phương trình về việc giải phương trình là các chuyên đề mới chưa được trình bày trên bất kì tài liệu nào về vấn đề ứng dụng máy tính bỏ túi trong giải toán.

Ứng dụng máy tính Casio, Vinacal trong dạy học toán: sáng kiến kinh nghiệm năm 2011 của thầy Nguyễn Văn Quý, THPT chuyên Bến Tre. Download 1. Download 2.

Dùng Mathcad, GeoGebra để giải bài toán về phân giác trong hình học giải tích

Ứng dụng được phần mềm Mathcad, GeoGebra để giải quyết bài toán hình học giải tích nói chung và lớp bài toán về đường phân giác, trung tuyến, đường cao trong tam giác trong tam giác nói riêng... đối với một số bài toán thi đại học, thi học sinh giỏi máy tính cầm tay.
-Ứng dụng được phần mềm Mathcad, GeoGebra sáng tạo được các bài toán mới, nhanh chóng, hiệu quả và cho kết quả chính xác.
Đề tài được áp dụng cho các học sinh lớp 10, lớp 12 luyện thi đại học.

Tải về: Ứng dụng được phần mềm Mathcad, GeoGebra để giải quyết bài toán hình học giải tích của thầy Trần Thanh Liêm. Download 1. Download 2.

Saturday, November 19, 2011

Đề cương ôn Thi Học Kì I môn Toán lớp 6 - 7 - 8 - 9

Đề cương ôn Thi Học Kì I môn Toán lớp 6 - 7 - 8 - 9.

Tải về theo một trong các liên kết sau đây:

De cuong on thi Hoc ki 1 toan 6 - 7 -8 - 9.
Download 2.
Xem thêm:

Bộ đề kiểm tra 15 phút, 1 tiết môn Toán lớp 6 - 7 - 8 - 9 (trọn bộ THCS)

20 - 11: Chuyện Thày Trò, Tây Ta...

Một ngày lễ thịnh soạn trong một năm để tôn vinh các nhà giáo không thể thay thế được 364 ngày thường còn lại trên đường đời, chưa kể một khi nhà giáo đã già cả, còm cõi, và đồng lương hưu trí còn còm cõi hơn. Chúng ta hãy thay đổi cách nghĩ, cách sống, hãy chân thật, giản dị, không thỏa hiệp với những thứ lễ lạt tự dối mình đằng đẵng làm gì nữa.


Giống như hầu hết các bạn hôm nay, tôi có may mắn được làm học trò từ bé. Và chính hôm nay, may mắn thay, tôi vẫn được làm học trò, vẫn đi học thêm những cái mình thích học trong thể thao, âm nhạc... Rồi tôi cũng đã làm thày giáo ở trường đại học đôi chút ở quê nhà, gần nhất là tí chút hè năm nay. Và tôi cũng đã làm thày giáo một thời gian ở trường đại học xứ ngoài, ở Paris. Cho nên những kỉ niệm thày trò đan nhau thật chồng chéo, nhiều hương vị, nhiều thứ chung nhau, mà nhiều thứ cũng thật khác nhau mênh mang.

Học trò ở ta khi nhỏ thấy thế giới thày cô thật xa vời. Nền giáo dục xưa thì chỉ có thày. Cô là mãi gần đây. Cô chính là thày, thày giáo nữ.

Chữ thày trong tiếng ta chính là "bố". Trong nhà xưa có thể gọi bố mẹ là "thày bu", xưng là con hoặc em. Khi đến lớp (hoặc thày đến nhà dạy), thày thay mặt bố mà dạy con, nên quan hệ tiếp tục là "thày - con" hay "thày - em". Nhưng sau này người ta không gọi giáo viên nữ là "bu", không biết có nên đáng tiếc việc đó hay không? Một chữ là ơn thày, nửa chữ là nhờ thày. Trẻ phải kính thày như kính cha. Cha xử con chết, con không chết là đồ bất hiếu.

Các bố mẹ xưa góp gạo nuôi thày thường đều là những người chưa từng được có chữ. Họa chăng đôi nhà cũng có biết chữ, nhưng mới vài ba chữ, chưa đủ để dạy nhau. Chữ ngày xưa là thứ chữ thiêng liêng của thánh hiền, thứ chữ không đánh vần được, học chữ nào biết chữ đó, nhầm là chuyện thường. Sự hơn kém nhau ở thời xưa hóa ra rất lượng tử, rất rõ ràng, chứ không rối rắm như hôm nay : đếm xem tổng số lượng chữ mỗi ai đã biết là biết tài. Cứ thế mà ra tiêu chuẩn bầu giáo sư với tiến sĩ thì kể cũng tiện. Trong một xã hội sơ giản như thế, ai có chữ cũng thành thày. Ta có thày chữ. Ngoài ra thì ai có hiểu biết hơn người xung quanh chút đỉnh, thậm chí có vẻ hơn thôi, thì cũng thành thày : có thày thuốc, thày võ, thày địa lý, cũng có cả thày tướng, thày số, thày bói, thày mo.

Cái nếp đó, học trò và gia đình ta đến hôm nay vẫn giữ được gần như nguyên vẹn, với những hiệu ứng tân kì.

Các cô (hầu như không có thày) dạy trẻ ở nhà trẻ có vai trò giáo dục thật ra rất quan trọng, nhưng do các cô chưa dạy "chữ", nên xã hội ngầm coi thường họ hơn, xem như họ "chưa phải ra thày". Chuyện này lại sẽ phải có bài bàn riêng.

Các giáo viên phổ thông thì giữ được ảnh hưởng cổ truyền lớn lao nhất. Gia đình và trẻ em cư xử với các thày cô này gần như trong mối quan hệ cổ truyền nguyên trạng, thày cô là cha là mẹ học sinh. Ngày nhà giáo, trẻ em đã đành, nhiều bạn bè nay đã trở thành ông thành bà, có cháu nội ngoại rồi, cũng vẫn nô nức í ới từ cả tháng để rủ nhau đi thăm thày cô dạy phổ thông hồi xưa. Đó là một nét đặc biệt nhất trên thế giới ! Nhưng kì lạ thay, các thày cô dạy Đại học thì lại không còn được hưởng cái lòng thành kính trung trinh này! Ngày lễ này rất thoảng qua ở các trường đại học, so với bậc phổ thông. Nhất là khi các sinh viên đã tốt nghiệp, thì hầu như không có chuyện họ phải í ới nhau đi thăm lại thày với cô của thời đi học đại học nữa. Họ chỉ phải lo cái bổn phận đi thăm lại thày với cô thời tiểu học và trung học mà thôi.

Từ điều này ta có thể thấy ra nhiều mặt.

Đối với xã hội, gia đình, học đại học không phải là cái thứ sống chết nữa. Các thày cô ở đại học nay dạy kiến thức, chứ không phải là những bậc « dạy chữ », bậc « khai chữ » thiêng liêng.

Đối với sinh viên, họ không còn là đám trẻ con ne nét nữa. Cái yêu mến thày cô ngày xưa ở tiểu học và trung học có nội dung lấm lét ở bên trong, nay với thày cô ở đại học, « sợ » thì có "sợ" nhưng không đến nỗi "khiếp". Bỗng nhiên mặc cảm cha mẹ - con cái ở họ tan biến đi. Nếu thày với cô lại mới ra trường, thì sự chênh lệch tuổi tác so với sinh viên lại càng ít đáng kể hơn. Các thày cô ở đại học mặt khác cũng biết tự kiềm chế hơn, cư xử bình đẳng hơn đối với các sinh viên... Cho nên người ta có cảm giác, và tự cho phép nữa, rằng quan hệ thày trò ở bậc đại học được phép "nhạt" đi.


Khi sang Paris, tôi lại có dịp đi học, với những xúc cảm mới.

Có những giáo viên tận tình đến thế. Để kịp chuẩn bị tài liệu cho năm học tới, một ông giáo gọi điện hỏi tôi địa chỉ, rồi mấy hôm sau chạy ôtô đến tận nhà để đưa cho tôi giáo trình, rồi động viên cố gắng, rồi hẹn khi vào năm học sẽ gặp lại nhau để trao đổi chương trình! Lúc này đang là mùa hè ! Thày trò quả là những người bạn, làm sao để cùng nhau thành công cái việc chung : viêc dạy và học.

Cả năm học trôi qua, không thấy xã hội có cái ngày lễ giáo viên ầm ĩ nào cả. Ở các trường phổ thông cũng vậy. Rất nhiều bố mẹ hầu như còn không hề biết tên, không biết cả mặt giáo viên! Bận quá, ai việc nấy thôi. Trong xã hội cũng vậy, không thấy đài báo tuyên truyền, ngợi ca thống thiết gì về giáo dục, về thày cô cả.

Thế rồi về sau tôi cũng bắt đầu tham gia giảng dạy về bộ môn Công nghệ Thông tin và Quản lý ở vài trường đại học.

Đi dạy CNTT cho sinh viên các ngành khoa học tự nhiên, như khoa Toán - CNTT, thì ... vất vả! Các vị này có tư duy gần gụi với các thuật toán. Cả lớp toàn con trai, may được vài ba cô gái kéo mắt lại. Những giờ bài tập thì mình phải chuẩn bị ém số lượng bài lên gấp đôi lên, kể cả các cách giải, đề phòng các vị giải bài nhanh quá rồi ngồi chơi, không biết làm gì. Coi chừng nhất là mấy anh chị cao thủ giải bài như bay ! Được cái các bạn giỏi ở đây thường cũng không có lối chơi trội, mà nhã nhặn đợi chờ bạn bè, hoặc giúp đỡ lẫn nhau.

Còn đi dạy ở bên mấy trường KHXH thì như đi chấm thi hoa hậu. Cả lớp chỉ có mấy mống con trai nhút nhát, còn lại toàn là các bạn gái thanh tú, tao nhã, thích nói chuyện bên lề nhiều hơn là giải bài... Giờ nghỉ thì cùng xuống lấy càfê, ra bãi cỏ ngập nắng mênh mông, ngả ngốn tán đủ thứ chuyện.

Nhưng chả bao giờ có cái ngày lễ học trò ôm hoa thẹn thùng chúc thày gì cả! Chạnh lòng nhớ năm nào về chuyện trò vui vẻ với các bạn ở khoa Quản lý trường ĐHQG HN, cuối giờ được các bạn tặng hoa, phát biểu cảm tưởng, được chụp ảnh, lúc chụp ảnh bạn lớp trưởng lại còn khéo ý tứ đẩy mấy bạn gái xinh nhất lên đứng cạnh thày… Làm thày như thế, thích quá a.

Cũng phải công bằng, có một năm nọ, vào cuối một buổi học, một cô sinh viên vốn khá thân trong lớp, cô Marie, đã nhã ý mời mấy bạn trong nhóm cùng đề tài và tôi cùng thưởng thức đĩa bánh cô làm, và dùng nước quả... Thế rồi Marie bất ngờ tặng tôi cây hoa xương rồng bé xíu thật xinh xắn ! "Hôm nay là Tết ! Chủ nhật vừa rồi bọn em đi ăn phở nên phát hiện ra ngày này ! Với sáu giờ lệch pha, nào ta nâng cốc chúc Giao Thừa! ". Lòng tôi bất ngờ tràn dâng sung sướng, chợt nuôi nao nhớ quê nhà… Tôi ôm hôn cảm ơn Marie và chúng bạn.

Mình bao giờ cũng phải sống hai lần. Sống, và nghĩ lại về cuộc sống.

Đáng nhẽ Thiên nhiên phải cho ta hai cuộc đời để làm hai cái việc đó thật tách bạch thảnh thơi.

Nghề nào cũng đáng tôn quí. Ở các xứ sở đã phát triển, nếu các ngành mà bãi công, ta sẽ thấy ngay rằng ngành vệ sinh công cộng là quan trọng nhất, rồi thì năng lượng, giao thông, y tế, thương mại... Ngành giáo dục mà bãi công thì cũng chưa chết ai ngay. ;-)

Tại sao xã hội người ta nền nếp như thế về giáo dục, từ nhà trẻ cho đến trên đại học, mà không cần tuyên truyền, không cần tôn vinh, không cần phải nô nức đi thăm thày thăm cô dạt dào cảm xúc ? Vì ngành giáo dục của họ, như mọi ngành khác trong xã hội, đã sống thật, đã chạy trong qui củ. Trường sở khang trang. Chương trình đàng hoàng. Giáo viên được trả đồng lương chính đáng. Đơn giản, có thế thôi.

Sự tôn kính ồn ào, đẫm lệ ở xứ ta nhiều khi lại chính là cái vỏ vờ vĩnh để che lấp đi cái chật vật nhọc nhằn của ngành giáo dục, nhiều khi đành chịu cả nhục, của đời sống của các thày cô. Có lẽ không gì khổ bằng việc người giáo viên không có đồng lương đàng hoàng, phải để dành những ngón nghề để dạy tủ thêm mà kiếm sống ! Đáng nhẽ khi dạy học, khi san sẻ kiến thức, lúc đó chính là những khoảnh khắc của niềm vui vô bờ. Đằng này phải sống như đi đêm, thày vào lớp dạy, nửa này của lớp tối qua đã học thêm với mình, còn nửa kia của lớp thì không hề hay biết gì, hay nghi hoặc hoặc nghi…

Và người đi học, cứ phải lo suốt năm "cư xử thế nào đây, phong bì, quà cáp, học thêm…" để rồi được thày cô dạy cho cái đáng dạy, cái đảm bảo thi đỗ, chứ không dạy cái thứ vô tích sự cho xong ?

Không phải lập tức mà chúng ta sẽ giải được câu chuyện này, nhưng phải có quyết tâm, phải có lộ trình, để rồi phải có bằng được cái nền giáo dục giản dị ấy. Và toàn xã hội, mọi lĩnh vực rồi phải vào nếp, phải vào qui củ, phải đĩnh đạc, phải đàng hoàng.

Không lúc nào tôi quên đươc cái hình ảnh tuy đã rất lâu, cái ngày nào tôi đã bất chợt thoáng gặp lại người thày rất quí mến khi xưa dạy ở lớp ba, nhưng lại rất ưu ái với tôi đang học lớp hai ngay bên cạnh… Thày lúc đó đã thật già cả, phải còng lưng ngồi trước cái cân sức khỏe trên đường phố để kiếm sống… Tôi lúc đó nghẹn ngào, không dám chào thày, sợ thày mủi lòng… Tôi không thể còn biết làm gì nữa… Mà những năm tháng đó, chính trong túi tôi cũng không có mấy đồng xu…

Một ngày lễ thịnh soạn trong một năm để tôn vinh các nhà giáo không thể thay thế được 364 ngày thường còn lại trên đường đời, chưa kể một khi nhà giáo đã già cả, còm cõi, và đồng lương hưu trí còn còm cõi hơn. Chúng ta hãy thay đổi cách nghĩ, cách sống, hãy chân thật, giản dị, không thỏa hiệp với những thứ lễ lạt tự dối mình đằng đẵng làm gì nữa.

Hãy giản dị, chân thật như cây hoa xương rồng bé xíu xinh xắn mà cô Marie đã tặng nhân Giao Thừa Tết năm nao.
Nguồn: Tia sáng

Thursday, November 17, 2011

Cách giải một số dạng toán trong chương trình PISA

Những Bài toán PISA rất đa dạng. Bài toán đưa ra nhằm giải quyết một tình huống thực tiễn. Bài toán PISA gồm 3 phần: Tiêu đề bài toán (Chủ đề của tình huống thực tiễn); Phần mở đầu là phần đề dẫn mô tả tình huống thực tiễn; Các câu hỏi của bài toán giải quyết tình huống thực tiễn. Điều kiện để giải bài toán vừa ẩn náu vừa tản mạn trong phần đề dẫn và phần câu hỏi đòi hỏi năng lực tư duy phân tích, suy luận để lọc ra điều kiện để giải bài toán.

Bài viết giới thiệu một số dạng bài toán PISA, gợi ý và cách giải. Tác giả Nguyễn Hải Châu, Vụ Giáo dục Trung học. Download 1. Download 2.

Xem thêm: Tài liệu luyện thi PISA.

Sử dụng nguyên lí Dirichlet trong chứng minh bất đẳng thức

Trong ba số thực bất kì luôn tìm được hai số có tích không âm.

Sử dụng nguyên lí Dirichlet trong chứng minh bất đẳng thức bài viết trong mục Bạn đọc tìm tòi trên Toán học Tuổi trẻ số 413 tháng 11 năm 2011 của Huỳnh Tấn Châu, Nguyễn Đình Thi, GV THPT Lương Văn Chánh, Phú Yên.

Tải về file PDF: Nguyen li Dirichlet trong chung minh BDT

Link thay thế: Su dung Nguyen li Dirichlet trong chung minh BDT

Đề thi thử Đại học của THPT Tam Đảo Vĩnh Phúc năm 2012

Đề thi thử Đại học của THPT Tam Đảo Vĩnh Phúc năm 2012 có đáp án và thang điểm chi tiết. Download 1. Download 2.

[SKKN] Bồi dưỡng năng lực tư duy hàm cho học sinh thông qua giải phương trình

Liên hệ với khái niệm hàm là Tư duy hàm ,một loại hình tư duy được hàng loạt các công trình nghiên cứu đánh giá cao và kiến nghị phải được phát triển mạnh mẽ trong hoạt động giảng dạy các bộ môn trong nhà trường đặc biệt là môn toán.

Ngày nay trong chương trình môn toán ở trường phổ thông khái niệm hàm đã, đang được thể hiện rõ vai trò chủ đạo của mình trong việc ứng dụng và xây dựng các khái niệm khác .Trong các kỳ thi cấp quốc gia ngoài các câu hỏi liên quan trực tiếp đến hàm số ta thường thấy có những câu hỏi mà học sinh thường phải vận dụng tư duy hàm số như là một công cụ đắc lực để giải toán như: Giải phương trình, bất phương trình ,tìm cực trị ,...Các câu hỏi này cũng thường gây khó khăn cho cả thày và trò trong các giờ lên lớp.

Trong các giờ giảng các em thường bị động trong nghe giảng và rất lúng túng vận dụng vào việc giải toán. Nguyên nhân là do các em chưa hiểu được bản chất của vấn đề ,chưa có kỹ năng và kinh nghiệm trong việc vận dụng hàm số vào giải toán ,các em luôn đặt ra câu hỏi “ Tại sao nghĩ và làm được như vậy’’. Để trả lời được câu hỏi đó trong các giờ dạy ,việc bồi dưỡng năng lực tư duy hàm cho học sinh thông qua các bài toán là một điều rất cần thiết. Tài liệu gồm nhiều phương pháp giải phương trình đặc sắc bằng cách sử dụng phương pháp hàm số.

Sáng Kiến Kinh nghiệm: Bồi dưỡng năng lực tư duy hàm cho học sinh thông qua giải phương trình của thầy Nguyễn Văn Cường, Gv THPT Mỹ Đức A, Hà Nội gửi đăng trên tuyensinhvnn.

Tải về file WORD: SKKN Boi duong tu duy ham qua giai phuong trinh

Mirror: SKKN Boi duong tu duy ham qua giai phuong trinh

Đáp án Đề thi HSG tỉnh Quảng Ninh năm học 2011 - 2012 (bảng A và B)

Đáp án Đề thi HSG tỉnh Quảng Ninh năm học 2011 - 2012 của hai bảng A và B. Download 1. Download 2.

Xem thêm: Đề thi học sinh giỏi các tỉnh năm học 2011 - 2012

Các phương pháp giải toán Hình học không gian lớp 11

Các phương pháp giải toán Hình học không gian lớp 11 của thầy Nguyễn Văn Xê. Tài liệu gồm các phương pháp giải các bài toán liên quan đến quan hệ sông song và quan hệ vuông góc thuộc chương trình Hình học 11. Download 1. Download 2.

Wednesday, November 16, 2011

Đề cương ôn Thi Học Kì I môn Toán lớp 10 - 11 - 12 (cơ bản, nâng cao)

Đề cương ôn Thi Học Kì I môn Toán lớp 10 - 11 - 12 (cơ bản, nâng cao) lấy từ đề cương ôn tập Học kì 1 của trường THPT chuyên Hùng Vương, Gia Lai và THPT Lương Thúc Kỳ, Quảng Nam.
Tải về các file PDF sau:
Lớp 10:
De cuong on thi Hoc ki I Toan 10 | De cuong on HKI Toan 10

Lớp 11:
De cuong on thi Hoc ki I Toan 11 | De cuong on HKI Toan 11

Lớp 12:
De cuong on thi Hoc ki I Toan 11 | De cuong on HKI Toan 11

Tuesday, November 15, 2011

Đề thi thử số 2 năm 2012 trên Báo Toán học Tuổi trẻ (11/2011)

Đề thi thử số 2 năm 2012 trên Báo Toán học Tuổi trẻ
Đề thi thử số 2 năm 2012 trên Toán học Tuổi trẻ đã được đăng trong Tạp chí Toán học và Tuổi trẻ số 413 tháng 11/2011 trên chuyên mục thử sức trước kì thi 2012 của thầy Đoàn Văn Soạn, THPT Việt Yên, Bắc Giang.

Tải về Đề thi thử số 2 Toán học Tuổi trẻ năm 2012 theo các liên kết sau: De thi thu Dai hoc Toan hoc Tuoi tre nam 2012 so 2.

Xem thêm:

Đề thi thử số 1 năm 2012 trên Toán học và tuổi trẻ | Đề thi thử Đại học 2011 Toán học Tuổi trẻ

Monday, November 14, 2011

Đề thi chọn Đội tuyển Học sinh giỏi TP Hồ Chí Minh 2011 - 2012 (2 vòng)

tuyensinhvnn xin giới thiệu Đề thi chọn Đội tuyển Học sinh giỏi TP Hồ Chí Minh môn Toán năm học 2011 - 2012 (2 vòng). Tài liệu được cung cấp bởi thầy Nguyễn Duy Hiếu, Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong, Tp HCM. Xin chân thành cảm ơn sự chia sẻ của thầy.

Tải về: De thi cho doi tuyen Toan Tp Ho Chi Minh 2011 - 2012

Link thay thế: Đề thi chọn Đội tuyển TPHCM 2011 - 2012

Có thể bạn cũng cần:
Đề thi học sinh giỏi năm 2011 của các tỉnh

Đề thi thử Đại học môn Toán lần 2 của THPT Lê Xoay (có đáp án) năm 2012

Đề thi thử Đại học môn Toán lần 2 của THPT Lê Xoay, Vĩnh Phúc (có đáp án) năm 2012 (gồm 2 đề dành riêng cho khối A và khối B,D). các đề đều có đáp án và thang điểm chi tiết.

Tải về file PDF (scan): De thi thu DH 2012 THPT Le Xoay 2012. Download 2.

69 Đề thi Học kỳ I môn Toán lớp 10 (file word, có đáp án)

69 Đề thi Học kỳ I môn Toán lớp 10 (file word, có đáp án). Đây là các đề thi HKI từ nhiều trường trên cả nước. Đề thi có nhiều loại khác nhau: Đề hi Học kì 1 dành cho lớp 10 cơ bản, Đề thi học kì 1 đanh cho Toán 10 nâng cao, đề chung cho cả cở bản và nâng cao.
Tải về: 69 de thi hoc ki I Toan 10.
Link thay thế:
69 dap an de thi hoc ki 1 Toan 10.

Xem thêm:
8 Đề thi thử HKI Toan 10 năm 2011.

Đề thi HKI chuyên Lê Hồng Phong Toán 10

Bộ Đề thi HKI môn Toán lớp 10 năm 2010 - 2011.

Đề thi thử HKI với ma trận đề và đáp án

Các bài toán Hình học phẳng trong đề thi học sinh giỏi quốc gia từ 2000 đến 2010

Trong các đề thi học sinh giỏi quốc gia hàng năm, bài toán hình học phẳng được xem là bài toán cơ bản. Để giải chúng, người học cần nắm các kiến thức hình học cơ bản và khả năng tổng hợp nó. Tài liệu tổng hợp Các bài toán Hình học phẳng trong đề thi học sinh giỏi quốc gia từ 2000 đến 2010 giúp học sinh có cài nhìn tổng quan và mức độ đòi hỏi kiến thức trong các bài thi.

Bai toan hinh hoc phang de thi hoc sinh gioi quoc gia: Download 1. Download 2.

XEM THÊM: Đề thi học sinh giỏi quốc gia năm 2011

Sunday, November 13, 2011

Cách tạo CHỮ MÀU XANH cho status và comment trên Facebook

Đây là một Trò Thú Vị để chơi trên Facebook. Bây giờ bạn có thể Update các Status trên Facebook, Post lên Wall, Comment trên các bức ảnh v.v với các Kí Tự Màu Xanh thay vì Màu Đen Truyền Thống như mọi người vẫn đang làm.

Cách tạo CHỮ MÀU XANH cho status và comment trên Facebook

LÀM THẾ NÀO TÔI CÓ THỂ CẬP NHẬT STATUS TRÊN FACEBOOK BẰNG CHỮ MÀU XANH?

1. Truy cập vào tài khoản Facebook và định vị nơi mà bạn muốn post status hay comment.


2. Bây giờ đánh đoạn code: @@[0:[117970064887021:0: ĐOẠN TEXT CỦA BẠN ]] HOẶC COPY NÓ ngay sau đây


“ @@[0:[117970064887021:0: ĐOẠN TEXT CỦA BẠN ]] ” (không có dấu “”)

Mẹo:- Thay ĐOẠN TEXT CỦA BẠN trong đoạn Code ở trên bởi những gì bạn muốn post lên facebook và Enter.


3. Cái bạn Post sẽ có màu xanh và tôi chắc rằng những Friends trên Facebook của bạn sẽ rất ngạc nhiên.


Chúc thành công.

PS: Like tuyensinhvnn trên FACEBOOK bạn nhé!

Timpass - Think 4 Masti

Đáp án Đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi Hà Nội năm học 2011 - 2012

Đáp án, thang điểm Đề thi chính thức chọn đội tuyển học sinh giỏi môn Toán Thành phố Hà Nội năm 2012 (vòng 2). Download 1. Download 2.

Xem: Đề thi học sinh giỏi Hà Nội (vòng 1) và các tỉnh khác 2011 2012

Ôn tập Thể tích khối đa diện Hình học 12

Ôn tập Thể tích khối đa diện Hình học 12 của thầy Lưu Tuấn Hiệp. Tài liệu soạn trên MS Word, dày 30 trang. Download 1. Download 2.

Đáp án Đề thi HSG Toán Quảng Bình năm học 2011 - 2012

Đề thi HSG Toán Quảng Bình năm học 2011 - 2012 và đáp án. Đề thi và Đáp án (hướng dẫn chấm) này được cung cấp bởi thầy Huỳnh Đoàn Thuần, THPT Ba Tơ, Quảng Ngãi. Download 1. Download 2.

Xem thêm: Đề thi học sinh giỏi Toán các tỉnh năm 2011

Saturday, November 12, 2011

8 Đề thi thử Học kì I môn Toán lớp 10 năm học 2011 - 2012

8 Đề thi thử Học kì I môn Toán lớp 10 năm học 2011 - 2012. Đề thi ra bởi trung tâm luyện thi Phúc Trí. Download 1. Download 2.

Các chuyên đề Toán lớp 9 (file word)

Các chuyên đề Toán lớp 9 (file word, hay) dùng cho ôn tập và luyện thi vào lớp 10. Tài liệu dày 46 trang, soạn bằng MSWord dễ dàng chỉnh sửa theo nhu cầu. Download 1. Download 2.

111 câu đố vui dành cho lứa tuổi học trò

Những câu đố vui vui, dí dỏm có khi hóc búa là một người bạn đồng hành thân thiết của tất cả chúng ta. Sau những giờ bù đầu bên sách vở hay những giờ làm việc căng thẳng, một câu đố vui có tác dụng như một mẩu truyện cười thú vị. Những cuộc tán gẫu bạn bè sẽ rôm rả hơn nếu có những câu đố hài hước chêm vào. Hoặc khi bạn muốn kiểm tra lại và học hỏi thêm kiến thức, thì những câu đố cũng đóng góp một phần nào đấy.

111 câu đố vui là bộ sách đặc biệt dành cho tuổi học trò. Đây là tác phẩm của một người thầy, lại là một người thầy đặc biệt: thầy Nguyễn Ngọc Ký - nhà giáo ưu tú, nhà thơ Việt Nam đầu tiên viết bằng chân. 111 câu đố đặt ra trong mỗi tập sách đều rất gần gũi với các em và được chia ra thành nhiều chủ điểm: là gì, hạt gì, là ai, con gì, chữ gì, cây gì, hoa gì, tỉnh gì, những gì… Những câu đố có vần có điệu giúp các em dễ nhớ hơn nhiều.
Bốn tập đầu tiên của bộ sách đã được phát hành. Mời các bạn tìm đọc!
111 câu đố vui dành cho lứa tuổi học trò. Download 1. Download 2.

Định lý về kỹ thuật phân tích tổng bình phương S.O.S

Bất đẳng thức(BĐT) luôn là một nội dung khó nhưng cũng rất đẹp của toán học sơ cấp. Và trong các BĐT được chúng ta nghiên cứu, có lẽ các BĐT 3 biến, mà đặc biệt là các BĐT 3 biến đồng bậc là các bài toán thu hút sự chú ý của chúng ta nhất bởi dạng phát biểu đơn giản và những kết quả rất đẹp của chúng.

Hiện nay ta có thể có rất nhiều đường lối để đi tới lời giải của một BĐT 3 biến. Ta có thê sử dụng các phương pháp cổ điển như các BĐT: Cauchy, Cauchy – Schwart, Chebyshev, Holder. Hay ta cũng có thể sử dụng các BĐT cận đại: BĐT hoán vị, Schur, Fermat. Và hiệu quả hơn cả là những BĐT hiện đại mới được phát minh ra : MV(dồn biến) , ABC, GLA( hình học hoá đại số), DAC (chia để trị), S.O.S (phương pháp phân tích thành tổng các bình phương)... Trong đó, S.O.S cho ta một cái nhìn chính tắc và vô cùng hiệu quả với các BĐT 3 biến, dù là đối xứng hay hoán vị. Với phương pháp này, ta có thể giải quyết được hầu hết những BĐT 3 biến rất khó và chặt.

Trong bài viết này tôi sẽ trình bày về nội dung của phương pháp S.O.S, các định lý có chứng minh, chú ý và một số bài toán áp dụng để có thể thấy được sức mạnh của phương pháp này.

Định lý về kỹ thuật phân tích tổng bình phương S.O.S: Download 1. Download 2.

Friday, November 11, 2011

Nguồn nhân lực thống kê hiện thiếu về số lượng và hạn chế về chất lượng

Mấy năm qua, ngành thống kê chỉ tuyển được tỷ lệ đúng chuyên ngành khoảng 20%. Ước tính từ nay đến năm 2015, hàng năm Tổng cục Thống kê cần tuyển thêm hơn 500 người. Tuy nhiên, nguồn nhân lực thống kê hiện thiếu về số lượng và hạn chế về chất lượng.

Các con số này được đưa ra tại hội thảo khoa học quốc gia về “Đào tạo thống kê trong các trường đại học ở Việt Nam và nhu cầu của xã hội” do Trường ĐH Kinh tế quốc dân tổ chức ngày 11/11.


Chỉ có 3 người đạt trình độ Tiến sĩ đúng chuyên ngành

Theo điều tra khảo sát của PGS.TS Trần Thị Kim Thu - Trường ĐH Kinh tế quốc dân và Nguyễn Trí Duy - Tổng cục Thống kê về nguồn nhân lực ngành thống kê từ 31/5/2001 đến ngày 31/5/2011, có 5.030 người đang làm việc trong toàn hệ thống, trong đó cơ quan Tổng cục Thống kê ở TƯ có 274 người (chiếm 5,45% so với tổng số), cơ quan thống kê ở địa phương có 4658 người (chiếm 92,6%). Trong vòng 10 năm, đội ngũ nhân lực của ngành Thống kê đã tăng 734 người từ 4296 lên 5030 người. Trong đó, tổng cục thống kê TƯ chỉ tăng 43 người. Cục thống kê và Chi cục tăng thêm 593 người.

Không chỉ ít về số lượng mà trình độ ngành thống kê cũng vô cùng yếu. Theo khảo sát, trình độ đại học trong ngành thống kê đến nay có 3.357, trong đó 1.086 người đúng chuyên ngành đào tạo, trình độ Thạc sỹ có 67 người, trong đó có 23 người đúng chuyên ngành. Đặc biệt, trình độ tiến sĩ cả ngành hiện nay có 9 người, trong đó chỉ có 3 người đúng chuyên ngành Thống kê. Tính chung tỷ trọng nguồn nhân lực Thống kê có trình độ sau đại học chỉ có 1,5% trong khi đó cả nước là 2,3%.

Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới năm 2010, chỉ số chung về năng lực thống kê Việt Nam chỉ đạt mức trung bình. Để cải thiện vị trí xếp hạng, ngày 18/10/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 1803/QĐ - TTg “Phê duyệt chiến lược phát triển Thống kê VN giai đoạn 2011 - 2020” và tầm nhìn đến năm 2030. Một trong 9 chương trình hành động đã được phê duyệt là “Phát triển nhân lực làm công tác thống kê để xây dựng đội ngũ những người làm công tác thống kê chủ về số lượng, bảo đảm chất lựng và cơ cấu trình độ hợp lý”.

Thiếu sức hút

Sinh viên (SV) ngành thống kê sau khi tốt nghiệp có năng lực lập kế hoạch nghiên cứu, thiết kế nghiên cứu và tổ chức thực hiện cuộc nghiên cứu, thu thập, mã hóa, xử lý, phân tích và viết báo cáo kết quả từ các số liệu nội bộ và từ số liệu thu thập từ bên ngoài doanh nghiệp. SV tốt nghiệp có thể tham gia thiết kế, thực hiện và duy trì hệ thống thông tin kinh doanh và tiếp thị của doanh nghiệp.

Tốt nghiệp ngành Thống kê, SV có thể làm việc tại các tổ chức và công ty, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nghiên cứu thị trường, bộ phận nghiên cứu và phân tích dữ liệu nội bộ; có thể thực hiện việc khai thác mỏ dữ liệu khổng lồ tại các công ty có lượng dữ liệu rất lớn như các ngân hàng, tổ chức tài chính, bảo hiểm, công ty viễn thông, hãng hàng không, tổ chức cung cấp dịch vụ y tế…

Tuy nhiên, hiện nay ngành Thống kê vẫn thiếu sức hút đối với SV, nguyên nhân theo giảng viên Hà Văn Sơn, khoa Toán - Thống kê, ĐH Kinh tế TPHCM, học ngành Thống kê khó hơn các ngành khác, ra trường khó tìm việc làm, nếu được việc làm trong các cơ quan Thống kê nhà nước thì lương quá thấp, không đủ sống.

“Công việc của ngành Thống kê thì đơn điệu, chỉ dừng lại ở việc điều tra, tổng hợp dữ liệu, không coi trọng phương pháp phân tích. Sản phẩm của ngành Thống kê không bán được. Số liệu sau khi điều tra, tổng hợp được in thành các Niên giám thống kê và sử dụng miễn phí. Liệu đó có phải là nguyên nhân?” - giảng viên Hà Văn Sơn băn khoăn.

Giảng viên Hoàng Trọng, bộ môn Thống kê - Phân tích dữ liệu - ĐH Kinh tế TPHCM cho rằng: “Những nhà tuyển dụng chưa hiểu về chuyên ngành Thống kê, chưa hình dung là người tốt nghiệp chuyên ngành Thống kê có thể thực hiện các công việc đó. Việc mô tả đào tạo, việc làm, cơ hội nghề nghiệp và truyền thông ra bên ngoài của chuyên ngành có vấn đề”.

Giảng viên Hoàng Trọng đề nghị: “Cần xây dựng chương trình đào tạo ngành Thống kê độc lập, không phụ thuộc vào ngành Hệ thống thông tin kinh tế. Mô tả kỹ lưỡng và chi tiết mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo, các cơ hội việc làm để hướng nghiệp cho SV và truyền thông ra bên ngoài”.

Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thống kê hiện nay, PGS.TS Trần Thị Kim Thu đề xuất: “Khẩn trương xác định nhu cầu và lập kế hoạch bồi dưỡng và đào tạo bậc sau đại học nói chung và chuyên ngành Thống kê nói riêng. Xây dựng đề xuất với Bộ Nội vụ ưu tiên những người học đúng chuyên ngành Thống kê thì không phải qua lớp đào tạo, bồi dưỡng cấp chứng chỉ. Thay đổi cơ cấu về chỉ tiêu tuyển dụng theo hướng ưu tiên những người có chuyên ngành đào tạo về thống kê”.
Theo GS.TS Trần Thọ Đạt, phó hiệu trưởng trường ĐH Kinh tế quốc dân, một trong những định hướng quan trọng trong điều hành chính sách kinh tế của Chính phủ là phải dựa nhiều hơn vào các tín hiệu thị trường. “Tín hiệu” của thị trường chính là các số liệu thống kê. Để thực hiện được nhiệm vụ quan trọng này, một trong những giải pháp là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của ngành Thống kê. Trong việc đổi mới mục tiêu và chương trình đào tạo, cần đặc biệt chú trọng nâng cao các kỹ năng cơ bản của một SV tốt nghiệp đại học chuyên ngành Thống kê là các kỹ năng như thiết kế bảng hỏi, thiết kế mẫu, thành thạo các công cụ mô tả thống kê, các kỹ năng phân tích cơ bản, phân tích nâng cao, sử dụng thành thạo các phần mềm xử lý số liệu và kỹ năng viết báo cáo.

PGS.TS Hoàng Hữu Hòa, Trường ĐH Kinh tế - ĐH Huế cho rằng: “Các trường và khoa có đào tạo cử nhân Thống kê cần ngồi với nhau để thảo luận về xây dựng chương trình khung thống nhất đào tạo thống kê. Khoa Thống kê, trường ĐH Kinh tế quốc dân với tư cách là đơn vị có bề dày truyền thống và kinh nghiệm đào tạo thống kê ở nước ta làm đầu mối chủ trì việc xây dựng mã ngành Thống kê trên cơ sở tập hợp ý kiến đóng góp của các trường khác và các cơ quan doanh nghiệp liên quan. Các trường đào tạo thống kê đề nghị với Bộ GD-ĐT về việc mở mã ngành mới: Ngành Thống kê đã được xây dựng”.

Theo Dantri

Thursday, November 10, 2011

Ấn phẩm Khảo sát hàm số đặc sắc dùng cho luyện thi - Nguyễn Phú Khánh

Ấn phẩm Khảo sát hàm số đặc sắc dùng cho luyện thi  - Nguyễn Phú Khánh
Ấn phẩm Khảo sát hàm số đặc sắc dùng cho luyện thi gồm hàng chục vấn đề chọn lọc đặc sắc về khảo sát hàm số và các vấn đề liên quan với cơ sở lí thuyết, hệ thống bài tập đầy đủ bám sát hướng ra đề thi Đại học của bộ giáo dục. Chuyên đề được biên soạn để luyện thi cấp tốc bởi thầy Nguyễn Phú Khánh, Đà Lạt. Tài liệu dày 104 trang với nhiều dạng toán mới, lạ về khảo sát hàm số. Ấn phẩm này còn có nhiều cách giải, nhiều lời bình hay, các chú ý và các hướng mở rộng thiết thực. Tài liệu thích hợp cho thầy cô giáo tham khảo khi ra đề thi thử, luyện thi Đại học.

Tài liệu Khảo sát hàm số đặc sắc này do thầy Nguyễn Phú Khánh gửi tặng tuyensinhvnn.
Tải về file PDF: An pham Khao sat ham so dac sac.

Link thay thế: Khảo sát hàm số - Nguyễn Phú Khánh

Những Status độc cho ngày 11.11.11

Nhiều người đã canh đến đúng 11h11 ngày 11/11/11 để đăng những câu nói hài hước. Một số còn cho rằng sẽ gặp may mắn vào đúng thời điểm đặc biệt này.

"Nếu bạn và người yêu cùng nín thở 11 phút thì được ở bên nhau suốt đời".

Thời điểm 11h11 được cho là sẽ đem đến nhiều sự bất ngờ và may mắn. Sự bất ngờ của thành viên Facebook này là lọ mắm tép.


11/11/2011 được diễn giải là: 1 nam 1 nữ 1 tình yêu 1 hạnh phúc. 2 trái tim tuy khác nhau nhưng 0 tách rời hòa chung 1 nhịp của 1 tình yêu mãi mãi.

Hoặc: 1 lời nói chia tay 1 tình yêu tan vỡ 1 định mệnh khắc nghiệt của 1 số phận. 2 con người 0 còn chung lối nhưng luôn có 1 ký ức đẹp mãi mãi.


11h 11 ngày 11/11/2011 được gọi là "toàn cọc" || || || || ||.


Nếu hôn 11 cô gái thì sẽ may mắn trong 11 năm.

Kiểu "ăn mừng" của ngày 11/11.
Theo Thông tin công nghệ

Nguyễn Quang Diệu (37 tuổi): Giáo sư toán trẻ nhất năm 2011

Tân Giáo sư Nguyễn Quang Diệu (37 tuổi) là người trẻ nhất trong số 34 nhà giáo trở thành Giáo sư từ năm 2011. Điều đặc biệt nhất, năm 2007, anh cũng là Phó giáo sư trẻ nhất trong đợt phong hàm. Hiện nay Tân Giáo sư Nguyễn Quang Diệu là Phó chủ nhiệm bộ môn Lý thuyết hàm, khoa Toán - Tin, trường ĐH Sư phạm Hà Nội.



Được biết, anh là một trong hai phó giáo sư trẻ nhất năm 2007, năm nay, anh lại được phong là giáo sư trẻ nhất. Vậy khi trở thành GS trẻ nhất Việt Nam anh có bất ngờ không?

Tôi không khỏi bất ngờ và sung sướng khi biết được tin trên. Tôi chỉ biết tự nhủ mình phải thật cố gắng nhiều hơn nữa trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học để luôn xứng đáng với học hàm này.

Để thành công trên con đường làm toán nhiều người nổi tiếng đã chia sẻ đó là duyên phận. Với anh thế nào?

Tôi sinh ra trong gia đình có truyền thống làm nghiên cứu khoa học (bố là GS. Toán của trường ĐH Sư phạm Hà Nội), ngay từ nhỏ tôi đã yêu thích ngành toán.


Tuy nhiên tôi chỉ thực sự bắt tay vào nghiên cứu toán học cao cấp vào những năm cuối khi tôi học ở khoa Toán - Cơ - Tin học trường ĐH Tổng hợp Hà Nội (nay là ĐHKHTN, ĐHQG Hà Nội). Sau đó tôi có may mắn sang Pháp làm luận án Tiến sĩ dưới sự đồng hướng dẫn của GS. Đỗ Đức Thái (ĐHSPHN) và GS. Pascal Thomas (ĐHTH Toulouse 3). Tôi nói đó là một cơ may vì vào thời điểm đó (năm 1997) việc xin học bổng đi nước ngoài trong cả 3 năm là không dễ.

Anh có thể bật mí chút về con đường nghiên cứu khoa học của mình?


Tôi bắt đầu làm luận án TS toán học tại trường Đại học Toulouse 3 (cộng hòa Pháp). Vào tháng 6 năm 2000, tôi bảo vệ thành công luận án TS chuyên ngành giải tích phức về đề tài “Bao lồi đa thức địa phương của hợp thành các đồ thị hoàn toàn thực” tại Đại học Toulouse 3. Tháng 8/2001, tôi trở về Việt Nam và nhận công tác tại khoa Toán - Tin, trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Từ tháng 3 đến tháng 9 năm 2003, tôi được mời làm thực tập sinh sau tiến sỹ tại trường ĐH Sundsvall, Thụy Điển. Tại đây, tôi đã chuyển sang nghiên cứu lý thuyết đa thế vị phức.

Vào tháng 11/2006, bằng các công trình trong hướng nghiên cứu này, tôi đã bảo vệ luận án Habilitation Diriger des Recherches tại Đại Học Toulouse 3. Sau đó, tôi đã được bổ nhiệm làm PGS. của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội vào cuối năm 2007. Từ tháng 9/2007 đến tháng 8/2009, tôi được mời đi làm cộng tác viên khoa học tại trường ĐH Quốc gia Seoul và ĐH Quốc gia Chonnam (Hàn Quốc). Tại các trung tâm này, tôi đã chuyển sang nghiên cứu lý thuyết toán tử và giải phương trình d ngang với đánh giá.

Các sản phẩm nghiên cứu của anh hiện được đánh giá thế nào?

Bắt đầu từ công trình của Halmos và Brown vào năm 1965 về toán tử Toeplitz trên không gian Bergman các hàm chỉnh hình trên đĩa đơn vị, những vấn đề về toán tử Toeplitz và toán tử hợp thành giữa các không gian hàm chỉnh hình đã được nhiều nhà toán học trên thế giới, đặc biệt là ở Nhật Bản, Hàn Quốc hay Mỹ nghiên cứu. Tuy nhiên lý thuyết toán tử giữa các không gian hàm còn rất mới mẻ đối với toán học trong nước. Trong thời gian làm thực tập sinh tại Hàn Quốc, tôi đã có cơ hội tiếp cận với hương nghiên cứu mới này và đã hoàn thoàn một số công trình chẳng hạn như về cấu trúc của toán tử Toeplitz trên miền tùy ý trong mặt phẳng hay là tính các giá trị riêng của toán tử hợp thành có trọng trên không gian Bloch suy rộng. Bên cạnh đó, tôi cũng tiếp tục phát triển các hướng nghiên cứu truyền thống của bộ môn như lý thuyết đa thế vị và giải tích phức nhiều biến. Tính sáng tạo trong những công trình của mình là ở chỗ tôi luôn cố gắng vận dụng những kiến thức cổ điển đã biết vào việc nghiên cứu, giải quyết những bài toán thời sự.

Các công trình khoa học này đã được dùng để hướng dẫn nhiều học viên thạc sĩ. Đồng thời một số bài toán mở trong những hướng nghiên cứu kể trên đã được tôi đề xuất cho 2 nghiên cứu sinh của mình.

Các công trình nghiên cứu của tôi hiện nay đang ở mức tiếp cận mặt bằng chung của toán học hiện đại. Trong thời gian tới, cùng với các cộng sự trong bộ môn, tôi sẽ cố gắng giải quyết triệt để một số bài toán mở của lý thuyết toán tử và phương trình Monge-Ampere.

Nhờ vào các công trình nghiên cứu khoa học của mình mà tôi đã được mời đọc báo cáo tại một số hội thảo và được mời đi cộng tác tại một số trường đại học hay viện nghiên cứu chẳng hạn ĐH Phúc Đán (Trung Quốc) 11/2009, ĐH Niigata (Nhật Bản) (6/2009 và 1/2011), ĐH Toulouse (CH Pháp) (5/2011), Viện Max Planck (CHLB Đức) (11/2011)”.

Là nhà khoa học trẻ, anh suy nghĩ thế nào về nền giáo dục Việt Nam hiện nay? Đặc biệt với ngành Toán học?


Chúng ta đều biết hiện nay giáo dục Việt Nam đang gặp phải nhiều bài toán nan giải. Riêng với Toán học tôi thấy gần đây chính phủ đã có những đầu tư đáng kể chẳng hạn như thành lập Viện Toán học cao cấp, tài trợ cho quĩ nghiên cứu cơ bản quốc gia (NAFOSTED)… Những động thái này đã và đang khích lệ những bạn trẻ như tôi nghiên cứu khoa học

Anh có lời khuyên gì với giới trẻ hiện nay?

Biết cảm nhận được “sở trường” của bản thân là gì và đầu tư hết mình vào đó. Chắc chắn có ngày sẽ thành công.

Xin trân trọng cảm ơn anh!





Tân Giáo sư Nguyễn Quang Diệu sinh ngày 17/7/1974, hiện công tác tại Khoa Toán-Tin, trường Đại học Sư phạm Hà Nội.



Anh đã xuất bản 35 bài báo khoa học. Trong số đó có 4 bài báo đăng ở các tạp chí quốc gia và 30 bài đăng ở các tạp chí quốc tế nằm trong danh mục SCI và SCIE.



Những bài toán mà anh nghiên cứu thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau của giải tích phức nhiều biến và lý thuyết đa thế vị như: Bao lồi đa thức, toán tử Monge-Ampere, phương trình d ngang với đánh giá, toán tử giữa các không gian hàm. Đây là những hướng nghiên đang thu hút sự quan tâm của nhiều nhà toán học quốc tế.



Dưới đây là 5 công trình tiêu biểu được anh viết trong những năm gần đây:



Jensen measures and unbounded B-regular domains , Annales Inst. Fourier 2008; Toeplitz operators on bounded domain in C, Proceedings of American Math. Soc. 2011; d-bar equations with Donnely-Feferfemann estimates, Osaka Journal of Math., 2009; Local polynomial convexity of graphs, Michigan Math. Journal, 2009; Peron-Bremermann envelopes on bounded domains, International Journal of Math., 2007.



Theo Dantri.com

11.11.11 và những điều lí thú

♥ 11.11.2011 ♥
1 nam, 1 nữ, 1 tình yêu, 1 hạnh phúc, 2 trái tim tuy khác nhau nhưng 0 bao giờ tách rời, mãi hòa chung 1 nhịp của 1 tình yêu mãi mãi*.

Vào lúc 11 giờ 11 phút 11 ngày 11.11.11, ngày và giờ phút sẽ là một xâu đối xứng (palindrome - đọc xuôi ngược đều như nhau) hoàn hảo, một sự kiện chỉ có thể xảy ra một lần trong mỗi 100 năm.


Kể từ năm 2000, đã có 10 khoảng khắc 6 con số trùng lặp như vậy, từ 1:1:1 ngày 1/1/2001 cho đến 10:10:10 ngày 10/10/2010. Tuy nhiên, sự trùng lặp của hôm nay là lần đầu tiên bao gồm toàn bộ một con số và khoảnh khắc như vậy chỉ 100 năm mới xảy ra một lần.
Muốn chứng kiến một dãy số 1 như thế lần nữa, bạn phải chờ đến ngày 11-11-2111, mà có lẽ những ai đang sống khó có thể chờ đợi được.

11.11.11 LÀ CON SỐ BẠN PHẢI VƯỢT QUA ĐỂ CÓ ĐƯỢC GIẢI THƯỞNG ĐẶC BIỆT CỦA tuyensinhvnn.

11.11.11 là xâu đối xứng về ngày duy nhất với hai chữ số bởi không hề có tháng 22.

1111 là tổng các chữ số của 100 số nguyên tố đầu tiên.

Trong hệ thập phân và hệ cơ số 16 ta có 11111111 x 111111 = 12345654321

Xem thêm: Status vui ngày 11-11-11

Mô hình hình học của hạt nhân nguyên tử

...|----------------------.i.----------------------|
...|...|------------------.h.------------------|...|
...|...|...|--------------.g.--------------|...|...|
...|...|...|...|----------.f.----------|...|...|...|
...|...|...|...|...|------.d.------|...|...|...|...|
...|...|...|...|...|...|--.p.--|...|...|...|...|...|
...|...|...|...|...|...|...s...|...|...|...|...|...|
...|...|...|...|...|...|...|...|...|...|...|...|...|
...|...|...|...|...|...|.......|...|...|...|...|...|
...|...|...|...|...|.......1.......|...|...|...|...|
...|...|...|...|......11.......1.......|...|...|...|
...|...|...|......111......1......11.......|...|...|
...|...|.....1111.....11.......1......111......|...|
...|.....11111....111......1......11.....1111......|
....111111...1111.....11.......1......111....11111....
1111111..11111....111......1......11.....1111...111111
......................................................
...|...|...|...|...|...|...|...|...|...|...|...|...|
...|...|...|...|...|...|...|1/2|...|...|...|...|...|
...|...|...|...|...|...|----3/2----|...|...|...|...|
...|...|...|...|...|--------5/2--------|...|...|...|
...|...|...|...|------------7/2------------|...|...|
...|...|...|----------------9/2----------------|...|
...|...|-------------------11/2--------------------|
...|----------------------.13/2.--------------------


PS: *Chúc mừng 2 bạn.

Phạm Hoàng Hiệp, 29 tuổi, ngành toán - Phó giáo sư trẻ nhất Việt Nam năm 2011

Giảng viên Phạm Hoàng Hiệp, 29 tuổi, chuyên ngành toán (ĐH Sư phạm Hà Nội) là người trẻ nhất vừa được công nhận chức danh Phó giáo sư trong số 374 người. Thầy Hiệp cho rằng:“Để thành công, hãy luôn đặt câu hỏi tại sao, và cố gắng suy nghĩ giải thích”.


Giảng viên ĐH Sư phạm Hà Nội Phạm Hoàng Hiệp, 29 tuổi, là Phó giáo sư trẻ nhất Việt Nam năm 2011.

Tôi phải có trách nhiệm nhiều hơn trong nghiên cứu và giảng dạy

Chào anh Phạm Hoàng Hiệp. Được tin mình trở thành Phó giáo sư (PGS) trẻ nhất Việt Nam trong đợt phong năm 2011, tâm trạng của anh thế nào?

Tôi thấy vui vì những cố gắng của mình trong nghiên cứu và dạy học đã được ghi nhận. Tôi cảm thấy phải có trách nhiệm nhiều hơn trong nghiên cứu và giảng dạy.

Nhiều người thường nghĩ học toán rất khô khan và nghèo. Tại sao anh lại chọn nghề toán?

Tôi bắt đầu thực sự học Toán khi cuối năm lớp 9, tôi đọc một quyển sách về Số học mà bố tôi mua cho trước đó rất lâu. Sau khi đọc hết quyển sách, tôi thực sự cảm thấy Toán học rất thú vị. Sau đó tôi nghĩ rằng học Trường ĐH Sư phạm thì vừa có thể nghiên cứu, vừa có thể giảng dạy.

Mọi người sẽ cho rằng Toán là một môn học rất thú vị nếu có bộ sách, chương trình Toán trực quan, sâu sắc, thực tiễn, chi tiết nhưng lại dễ hiểu, đơn giản. Nhưng tôi cho rằng chỉ những gì người ta thấy dễ hiểu, đơn giản và trực giác được thì họ mới thấy nó thú vị và sử dụng những kiến thức đó vào thực tiễn. Vì vậy tôi luôn cố gắng làm cho Toán học trở lên đơn giản, dễ hiểu. Tuy công việc này không đem lại công trình khoa học mới nhưng đem lại hiểu biết sâu sắc cho chính bản thân và rất tốt cho việc dạy và học Toán.

Tôi là người có nhiều may mắn trong học tập và nghiên cứu khoa học. Lúc học ở khoa Toán, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, tôi được sự quan tâm và học tập với nhiều giáo sư ở khoa Toán như GS. Nguyễn Văn Khuê, GS. Lê Mậu Hải... Sau đó tôi có cơ hội làm việc với các GS. Urban Cegrell ở ĐH Umea, Thụy Điển, GS. Ahmed Zeriahi và GS. Vicent Guedj, ĐH Toulouse, Pháp. Hiện nay tôi đang làm việc nghiên cứu với GS. Jean-Pierre Demailly, một người có tầm hiểu biết rộng và là một nhà sư phạm tuyệt vời, tại Viện Fourier, ĐH Grenoble, nước Pháp.

Theo anh để thành công trên con đường nghiên cứu toán học, cần có những yếu tố nào?
Theo tôi để thành công trên con đường khoa học là bạn phải có khả năng ước lượng, phán đoán, trực giác. Ngoài những tố chất trên thì cần có sự chịu khó học hỏi, kiên trì và tư duy độc lập.



Tân PGS Phạm Hoàng Hiệp (ngoài cùng bên trái): Trong cuộc sống tôi thường suy nghĩ hãy luôn có một cuộc sống vui vẻ, lạc quan và cố gắng trong công việc.

Hãy luôn đặt câu hỏi tại sao

Nhiều nhà khoa học hiện nay cho rằng nền Toán học Việt Nam đang có nguy cơ thụt lùi, vậy anh nghĩ thế nào? Theo anh cần có giải pháp nào để khắc phục tình trạng này?

Theo tôi để khoa học phát triển thì các trường đại học cần có mô hình đơn giản và thuần tuý khoa học. Nếu như quy tụ được rất nhiều các nhà khoa học trẻ có tâm huyết vào các trường đại học thì điều này sẽ thành hiện thực.

Anh nhận định toán học có ý nghĩa như thế nào với sự phát triển của đất nước?

Tôi cho rằng Toán học ảnh hưởng gián tiếp đến sự phát triển của đất nước thông qua chương trình giáo dục. Đặc biệt, Toán học ở các cấp bậc tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông ảnh hưởng đến tư duy của tất cả mọi người trong xã hội. Nếu chúng ta làm cho chương trình Toán học trực quan, gắn với thực tiễn, dễ hiểu, đơn giản. Khi đó mọi học sinh đều có tư duy tốt thì họ sẽ là nhân tố giúp đất nước phát triển. Tất nhiên để làm được điều này cần những nhà nghiên cứu Toán học, quan tâm đến giáo dục.

Anh có lời khuyên gì với những bạn trẻ hiện nay?

Trong cuộc sống tôi thường suy nghĩ hãy luôn có một cuộc sống vui vẻ, lạc quan và cố gắng trong công việc.

Để thành công trong học tập và nghiên cứu khoa học, các bạn hãy luôn đặt câu hỏi tại sao, và cố gắng suy nghĩ giải thích, không thể trả lời được thì tìm đến tài liệu, thầy giáo, bạn bè.

Xin trân trọng cảm ơn anh!

Theo Dân trí