Tuesday, January 31, 2012

3 Đề thi thử Đại học Toán lần 1 năm 2012 của THPT Lê Xoay

3 Đề thi thử Đại học Toán lần 1 năm 2012 của THPT Lê Xoay Vĩnh Phúckèm theo đáp án và hướng dẫn chấm chi tiết (file PDF, scan).

Đề thi thử Đại học môn Toán lần 1 năm 2012 khối A. Download De thi thu Toan khoi A 2012 THPT Le Xoay.

Đề thi thử Đại học môn Toán lần 1 năm 2012 khối B. Download De thi thu Toan khoi B 2012 THPT Le Xoay.

Đề thi thử Đại học môn Toán lần 1 năm 2012 khối D. De thi thu Toan khoi D 2012 THPT Le Xoay.

Tags: De thi thu, Dai hoc, mon Toan, khoi D, 2012, THPT Le Xoay

Sunday, January 29, 2012

Sử dụng phương pháp tọa độ và vector để giải toán sơ cấp

Sử dụng phương pháp tọa độ và vector để giải toán đại số và hình học sơ cấp, sáng kiến kinh nghiệm mới của thầy Nguyễn Cảnh Phong. Download su dung phuong phap toa do de gia toan.

Tags: phuong phap toa do, toan so cap, phuong phap vecto

Đề thi thử Đại học lần 1 môn Toán năm 2012 của trường THPT Thuận Thành 1 Bắc Ninh

Đề thi thử Đại học, môn Toán, khối A B D, năm 2012 , Thuận Thành 1, Bắc Ninh
Đề thi thử Đại học lần 1 môn Toán khối A, B, D năm 2012 của trường THPT Thuận Thành 1 Bắc Ninh (có đáp án và thang điểm). Download De thi thu 2012 mon toan THPT Thuan Thanh Bac Ninh.


Saturday, January 28, 2012

Chuyện bác Tôm làm toán - René Thom (1923-2002)

1. Bác Tom nói chuyện săn rồng.


Nhiều người hỏi bác Tôm (René Thom, nhà toán học Pháp, giải thưởng Fields) về nghề làm Toán. Thấy khó nói quá, bác bèn kể chuyện săn rồng. Chuyện rằng, xưa bên Trung Quốc, có anh chàng học nghề đi săn. Anh chẳng chịu học săn hổ, săn lợn, mà lại học nghề săn Rồng! Nghề này khó lắm, phải thực tập nhiều. Bởi thế nên khi anh ta thạo nghề thì trên thế gian chẳng còn lấy một con Rồng nào! Có người hỏi: Bây giờ sống bằng nghề gì? Đáp: đi dạy nghề săn Rồng! Bác Tom nói: làm Toán tức là đi dạy nghề săn Rồng vậy! (thảo nào chẳng có chú Rồng nào dám bén mảng đến nhà bác Tom!).

Thế thì, làng nước đâu có càn cái anh săn Rồng ấy. Có còn Rồng nữa đâu mà học nghề săn? Ấy chết, đừng vội nói thế. Rồng thì chẳng còn, nhưng có khi vẫn phải học nghề săn Rồng đấy. Nếu anh đi học nghề săn lợn thì chắc gì đã bắn được hổ? Mà học nghề săn hổ thì chắc gì bắn được voi? Nhưng nếu đã thạo nghề săn Rồng thì hổ, báo, sư tử, voi,…chắc chắn đều săn được tuốt! Này nhé, Rồng có thân như cá sấu, móng vuốt như hổ, đầu sư tử, ẩn hiện như trăn, vậy mà còn không thoát được tay anh săn Rồng, thì chẳng nói gì đến hổ, báo, voi, trăn, mà sau này có “nhân bản” ra con nào nữa, anh ta cũng chẳng sợ! Thành ra, đã định học nghề đi săn thì hãy cứ học nghề săn Rồng!

Từ cá sấu, hổ, sư tử, trăn,…người xưa “trừu tượng hóa” thành con Rồng. Cũng như thế, từ thực tiễn, người ta trừu tượng hóa thành Toán học. Câu chuyện của bác Tôm mà thâu tóm được cả cái mạnh, cái yếu của Toán học là vậy.
René Thom (1923-2002)

2. Bác Tôm tìm nhẫn.


Lại có người hỏi khích bác Tôm: Mấy cái anh làm Toán gàn dở bịa ra những phương trình, vi phân, tích phân,…gì gì nữa nhỉ, thực tế làm gì có? Bọn họ chỉ ngồi chơi cái trò chơi trí tuệ đấy thôi! Bác Tom hỏi lại: Này nhé, nếu anh đánh rơi cái nhẫn trong góc nhà kho bừa bộn, tối om, mà lại không có đèn, thì anh tìm nó ở đâu? Anh chàng nọ ngạc nhiên: Hỏi lạ nhỉ, thì chui vào đó mà tìm chứ ở đâu nữa! Bác Tom cười: Thế thì có khi mấy tháng trời vẫn chưa tìm ra. Cứ như tôi thì tôi sẽ chạy ra dưới ngọn đèn sáng mà tìm vậy! Anh chàng được mẻ cười vỡ bụng: Mấy anh làm Toán gàn quá đi mất, biết tỏng tòng tong là nhẫn rơi trong góc nhà kho, mà lại ra dưới đèn tìm thì có mà suốt đời tìm cũng không thấy. Ấy vậy mà cái anh đồ (Toán) gàn dở chẳng dại lắm đâu. Này nhé, anh ta cầm lấy chiếc nhẫn, đứng dưới ngọn đèn mà thả cho nó rơi. Tất nhiên là tìm lại được ngay (ở đó sáng lắm mà). Cứ như thế mười lần, hai mươi lần, một trăm lần,…anh ta phát hiện ra quy luật: khi rơi thì cái nhẫn nói chung chạy theo hướng nào. Bởi thế lúc vào góc nhà kho tối om, anh ta tìm ra ngay chiếc nhẫn. Mà không chỉ chiếc nhẫn ấy, nhà kho ấy, mà dù chiếc nhẫn khác, rơi ở nhà kho khác cũng tối om như vậy, thì đối với anh làm Toán, tìm nó cũng chẳng khó khăn gì!

Các phương trình, các lý thuyết Toán học cũng như ngọn đèn của bac Tôm vậy. Có nó, người ta mới “làm Toán” được, tức là mới tìm ra quy luật của sự vật. Muốn trở về được với thực tiễn thì trước tiên phải biết rời xa thực tiễn, để không còn bị che lấp bởi cái rườm rà, không bản chất của đời thường. Ba trăm năm trước bác Tôm, Newton đã từng nói: “Không có gì gần với thực tiễn hơn là một lí thuyết đẹp!”

3. Bác Tôm đi về đâu?


Người ta thường hỏi nhà Toán học: Lí thuyết của anh ứng dụng vào đâu? Không phải lúc nào cũng có câu trả lời. Vào thế kỉ thứ 3 trước Công nguyên, nếu ai đó hỏi Apolonius rằng nghiên cứu các đường conic (nhận được bằng cách cắt mặt nón bởi mặt phẳng) để làm gì, thì chắc Apolonius không trả lời được. Ông ta chỉ nghiên cứu các đường conic vì thấy là chúng “đẹp”. Không chỉ Apolonius không thể trả lời, mà hơn chục thế kỉ sau cũng không ai trả lời được. Phải chờ đến Kepler và Newton, tức là 20 thế kỉ sau, người ta mới biết ông già Apolonius đã từng làm trò chơi với các quỹ đạo chuyển động của các hành tinh!

Bác Tôm có lần nói: đối với những người mở đường, đừng hỏi họ đi đâu,”quand on sait òu va, on va pas loin”. Thật thế, nếu anh định đi đến Thành phố Hồ Chí Minh thì chắc là anh cũng chỉ đi đến Cà Mau là cùng. Ngay như cái anh Armstrong, biết mình đi đến Mặt trăng thì cũng chỉ đến đó thôi, rồi về. Còn bác Tôm chẳng biết mình đi đâu, nên bác có thể đi xa hơn, đến tận sao Hỏa, hay những miền đất mới của khoa học. Và chúng ta, dù không đi xa được như bác Tôm, nhưng muốn ngày mai có bát cơm ngon, thì đừng quá sốt ruột nếu hôm nay chưa “ra ngô, ra khoai” gì! Còn nếu muốn “ra ngô, ra khoai” ngay thì có khi cả đời chỉ biết ăn ngô, ăn khoai! Một người bạn của bác Tôm, ông F.Hirzebruch, khi trả lời phỏng vấn của các nhà báo, trên cương vị là Chủ tịch đầu tiên của Hội Toán học Châu Âu, đã nói: “Người ta thường hay nhấn mạnh vai trò của Toán học trong phát triển công nghệ, nhưng tôi nghĩ rằng, sẽ đến lúc công nghệ phát triển để giải phóng con người, cho họ thời gian quay về với thơ ca, âm nhạc và Toán học”. Phải chăng, Hirzebruch muốn ám chỉ rằng, trong Toán học có hai phần: tính và toán. Nếu như tính rất cần thiết cho công nghệ, thì Toán, ngoài chức năng phát triển phần tính ra, còn góp phần làm nên Con Người, cũng giống như âm nhạc, nghệ thuật và thơ ca.

Ngày xuân góp vài mẩu chuyện vui, không dám bàn đến sự sai đúng! Mà thật ra, đối với toán học thì “Chân lí là gì” vẫn là câu hỏi bất tận. Tôi rất muốn được nói về đề tài đó trong một bài viết khác.

Cuộc đời nhà toán học Johannes Kepler

Johannes Kepler (27 tháng 12, 1571 – 15 tháng 11, 1630), một gương mặt quan trọng trong cuộc cách mạng khoa học, là một nhà toán học, nhà chiêm tinh học, nhà thiên văn học, và là một nhà văn ở buổi đầu của những truyện khoa học viễn tưởng người Đức. Ông nổi tiếng nhất về định luật về chuyển động thiên thể, dựa trên những công trình của ông Astronomia nova, Harmonice Mundi và cuốn sách giáo khoa Tóm tắt thiên văn học Copernicus.


Xuyên suốt cuộc đời nghề nghiệp của mình, Kepler là một giáo viên toán ở trường dòng Graz (sau này là trường đại học Graz), là người trợ lý cho Tycho Brahe, là nhà toán học ở triều đình Hoàng đế Rudolf II, giáo viên toán ở Linz, và là nhà thiên văn học của Tướng Wallenstein. Ông cũng thực hiện một công việc mang tính nền tảng về thị giác và giúp đưa vào thực hiện những phát hiện kính thiên văn của người cùng thời với ông là Galileo Galilei.

Thỉnh thoảng ông cũng được coi là "nhà vật lý học thiên thể lý thuyết đầu tiên", mặc dù Carl Sagan cũng coi ông là nhà chiêm tinh học khoa học cuối cùng.

Thơ ấu và giáo dục (1571–1594)


Kepler sinh ngày 27 tháng 12 1571 tại Thành phố tự do của Đế quốc Weil der Stadt (hiện là một phần của vùng Stuttgart ở thành bang thuộc nước Đức là Baden-Württemberg, cách trung tâm Stuttgart 30 km về phía tây). Ông nội ông từng là Thị trưởng thị trấn đó, nhưng lúc Johannes ra đời, tài sản của gia đình Kepler đã gần cạn kiệt. Cha ông sống bấp bênh với nghề lính đánh thuê, và ông đã rời bỏ gia đình khi Johannes mới năm tuổi. Ông được cho rằng đã chết trong chiến tranh ở Hà Lan. Mẹ ông, con gái một chủ quán trọ, là một người chữa bệnh bằng các loại cỏ cây sau này muốn trở thành phù thuỷ. Sinh sớm, Johannes là một đứa trẻ ốm yếu. Dù sức khỏe kém, ông rất thông minh. Khi còn nhỏ, ông thường làm những khách hàng tới quán trọ của ông ngoại ngạc nhiên vì khả năng toán học kỳ lạ của mình.

Ông làm quen với thiên văn học từ rất sớm và gắn bó nó trong cả cuộc đời. Năm 1577, khi mới 5 tuổi, ông đã quan sát Sao chổi. Ông viết rằng ông "được mẹ đưa lên một chỗ cao để nhìn nó". Năm 1580, ông quan sát một hiện tượng thiên văn khác - Nguyệt thực, Ông nhớ là đã "được gọi ra ngoài" để nhìn nó và rằng mặt trăng "có vẻ khá đỏ". Tuy nhiên bệnh đậu mùa thời trẻ đã giảm thị lực của ông, khiến ông phải chú tâm tới toán học nhiều hơn là quan sát các khía cạnh thiên văn học.

Dù khi đi học ông là một học trò xuất sắc, Kepler thường bị bắt nạt. Ông bị một đức tin ám ảnh rằng ông có thân thể ghê tởm, hoàn toàn đáng ghét, và (so với những học sinh khác) là một kẻ bị hắt hủi.

Năm 1587, sau khi học qua trường văn phạm, trường tiếng Latin, và trường dòng thấp và cao cấp theo hệ giáo dục Lutheran, Kepler bắt đầu theo học tại Trường đại học Tübingen với tư cách là sinh viên thần học, nơi ông đã chứng tỏ khả năng siêu việt về toán học và nổi tiếng là một nhà chiêm tinh tài giỏi. Dưới sự dạy dỗ của Michael Maestlin, ông học cả hệ thống Ptolemy và hệ Nhật tâm của Copernicus; Ông đã trở thành một người ủng hộ Copernicus từ lúc đó, bảo vệ thuyết nhật tâm về cả lý thuyết và mặt thần học trong những cuộc tranh luận của sinh viên. Dù ông muốn trở thành một trợ lý, gần cuối tời gian học, Kepler được tiến cử vào vị trí giáo viên toán và thiên văn học tại Trường Tin lành ở Graz, Áo. Ông nhận vị trí đó vào tháng 4, 1594, ở tuổi 23.


Nghề nghiệp ban đầu (1594–1601)

Tại Graz, Kepler bắt đầu phát triển một lý thuyết đầu tiên về vũ trụ học dựa trên hệ Copernicus, nó được xuất bản năm 1596 với tên Mysterium Cosmographicum—Bí ẩn thần thánh của vũ trụ.

Tháng 4, 1597, Kepler lấy Barbara Müller. Bà chết năm 1611 sau hai đứa con của Johannes và một đứa từ cuộc hôn nhân trước.

Tháng 12, 1599, Tycho Brahe viết thư cho Kepler, mời Kepler tới giúp ông ở Benátky nad Jizerou bên ngoài Prague. Bị áp lực phải rời Graz vì những chính sách Phản đối cải đạo ngày càng chặt chẽ, ngăn cản quyền thực thi tín ngưỡng và chính trị của những người Tin lành, Kepler đến với Tycho năm 1600. Sau khi Tycho chết năm 1601, Kepler được chỉ định làm Nhà toán học hoàng gia, một vị trí mà ông vẫn giữ được qua ba triều Hoàng đế ở Habsburg (từ tháng 11, 1601 đến 1630).


Nhà toán học triều đình ở Prague (1601–1612)

Với tư cách nhà toán học triều đình, Kepler được thừa hưởng trách nhiệm của Tycho về việc lập các lá số tử vi cũng như nhiệm vụ thành lập Các bảng Rudolphine. Làm việc với những dữ liệu thông tin quan sát bao quát và chính xác của Tycho, Kepler cũng bắt đầu chỉnh lại các lý thuyết trước đây của mình nhưng đã bắt buộc phải từ bỏ chúng. Thay vào đó, ông bắt đầu phát triển hệ thống thiên văn học đầu tiên sử dụng các quỹ đạo không tròn; nó được hoàn thành năm 1606 và được xuất bản năm 1609 dưới tên Astronomia Nova—Thiên văn học mới. Astronomia Nova có chứa những điều sau này sẽ trở thành những định luật về chuyển động thiên thể thứ nhất và thứ hai.

Tháng 10, 1604, Kepler quan sát supernova sau này được gọi là Ngôi sau của Kepler (một thuật ngữ cũng dùng để chỉ hình sao bát giác). Năm 1611, Kepler xuất bản (dưới hình thức một bức thư gửi cho bạn) một chuyên khảo về nguồn gốc của bông tuyết, tác phẩm đầu tiên từng được biết về chủ đề này. Ông phát triển lý thuyết chính xác rằng hình sáu cạnh tự nhiên của nó có nguyên nhân từ cái lạnh, nhưng không xác định chắc chắn nguyên nhân vật lý của điều đó. Tháng 1, 1612, Hoàng đế qua đời. Để tranh khỏi căng thẳng tôn giáo đang gia tăng ở Prague, Kepler nhận chức nhà toán học ở tỉnh Linz.


Dạy học ở Linz và những năm cuối cùng (1612–1630)

Năm 1615, Kepler cưới Susanna Ruettinger, và có nhiều con với bà này.

Năm 1617, mẹ của Kepler là Katharina bị cáo buộc là phù thuỷ. Bắt đầu từ tháng 8, 1620 bà bị bỏ ngục trong mười bốn tháng. Nhờ những nỗ lực bảo vệ pháp lý của Kepler, và được thả ra vào tháng 10, 1621 sau khi những nỗ lực kết án bà thất bại. Tuy nhiên bà bị territio verbalis, một kiểu thực thi khác của hình thức tra tấn đang chờ đợi bà vì bà là phù thuỷ, trong nỗ lực cuối cùng để buộc bà phải thú nhận. Suốt phiên toà, Kepler trì hoãn các công việc khác của ông (về Các bảng Rudolphine và cuốn sách giáo khoa thiên văn học nhiều tập) để chú tâm vào "lý thuyết hài hoà" của ông. Kết quả, được xuất bản năm 1619 gọi là Harmonices Mundi ("Sự hài hòa của các thế giới") có chứa định luật thứ ba về chuyển động thiên thể.

Kepler đã hoàn thành bảy tập cuối cùng của cuốn sách giáo khoa Bản tóm tắt thiên văn học Copernicus năm 1621, nó được hợp vào và phát triển thêm những nghiên cứu trước kia của ông và đóng phần ảnh hưởng quan trọng trong việc chấp nhận hệ thống Copernicus vào thế kỷ sau đó. Năm 1627 ông hoàn thành Các bảng Rudolphine, cung cấp bảng tính chính xác các vị trí hành tinh trong tương lai và cho phép dự đoán các hiện tượng thiên văn học hiếm gặp.

Ngày 15 thang 11, 1630 Kepler chết vì bệnh sốt ở Regensburg. Năm 1632, chỉ hai năm sau khi ông chết, mộ của ông bị phá hủy bởi quân đội Thụy Điển trong Cuộc chiến mười ba năm.

Friday, January 27, 2012

Tết đối thoại với Ngô Bảo Châu về Toán học - Thế cuộc - Triết lý nhân sinh

Phỏng vấn GS Ngô Bảo Châu đăng trên báo Sinh viên Việt Nam số Tết

Người hỏi: Lê Ngọc Sơn

Phần 1: ĐAM MÊ TOÁN & TRIẾT LÝ NHÂN SINH

1. GS đến với Toán học như thế nào? Ai là người giúp GS đam mê với Toán? Và vì sao GS chọn “nghiệp toán” cho mình?

Có nhiều người đã nắm tay dắt tôi đi qua những chặng đường khác nhau. Nếu chỉ được chọn một người thì đó là ông Laumon, người hướng đã tôi làm dẫn luận văn tiến sĩ.

2. Với những thành tích của GS, nếu có ai đó nói GS là “thần đồng toán học”, GS sẽ nói gì…?

Tôi sẽ nói là không đúng đâu.

3. Ước mơ lớn nhất của GS thời sinh viên là gì? Và bây giờ, khi nghĩ về nó, GS thấy nó thế nào?

Đó là hiểu toàn bộ toán học và có một đóng góp vào đó. Ước mơ thứ nhất vẫn chưa thực hiện được.

4. Cho đến giờ, thử thách lớn nhất cuộc đời GS là gì?

Hoàn thành chứng minh Bổ đề cơ bản là thử thách lớn nhất.

5. Với không ít người toán học thật khô khan, nhưng với GS, GS tìm thấy triết lý gì từ toán học?

Với các nhà toán học thì toán học không khô khan.

6. Nếu kể một kỉ niệm sâu đậm nhất giữa “mối tình” của GS với Toán học, thì đó là…?

Tôi thực sự cảm nhận được vẻ đẹp của toán học hiện đại trong thời gian chuẩn bị luận văn thạc sĩ. Nói văn hoa như bạn thì đó là ánh chớp tình yêu đầu tiên.

7. Thời học sinh, rồi trở thành SV… đã có lúc nào đó (dù chỉ là thoáng qua) GS nghĩ đến việc sẽ từ bỏ toán chưa, và đó là lúc nào?

Trước khi đi học thạc sĩ, tôi có đi thực tập ở một viện nghiên cứu tin học và tự động hóa. Sau khi thực tập thì tôi hiểu rằng cái mà tôi thực sự thích là toán học.

8. Người ta nghe đến một GS Ngô Bảo Châu thành công rực rỡ. Nhưng chưa ai nghe đến chuyện thất bại của GS. Vậy GS đã từng thất bại chưa, và thất bại lớn nhất của GS là gì? Và làm thế nào GS có thể bước tiếp…?

Ai cũng có nhiều thất bại, nhưng ít kể về thất bại của mình vì thực ra cũng không có gì hay để kể. Qui luật tự nhiên là không dừng lại để gặm nhấm thất bại của mình dù cho thất bại bao giờ cũng để lại một vết thương trong lòng. Tốt nhất là tự nhủ mình rằng mình có một giá trị mà cái thất bại kia không phủ nhận được, hai là mình còn đủ can đảm để nhận thêm vài vết thương nữa.

9. Ai là thần tượng của GS?

Có rất nhiều người đáng kính trọng, nhưng việc thần tượng ai đó có lẽ là không cần thiết.

10. GS thường ứng xử thế nào trước mỗi lời khen?

Những lời khen thật lòng luôn đáng được trân trọng.

11. GS ghét nhất điều gì?

Sự hèn nhát.

12. Theo GS, cám dỗ nhất trong đời người là cái gì?

Cái này còn tùy vào đối tượng.

13. Điều mà GS học hỏi được nhiều nhất sau những năm sống và làm việc ở nước ngoài?

Một tấm lòng rộng mở.

14. Ngoài toán học và tổ ấm của mình, điều gì làm GS quan tâm nhất?

Nhiều không kể hết.

15. Thử tưởng tượng, một ngày nọ, ngủ dậy, GS thấy mình ở một vùng đất lạ. Việc đầu tiên mà GS sẽ làm, là gì?

Tìm hiểu xem mình đang ở đâu.

16. Nếu đang ở trong một ngôi nhà bị hỏa hoạn, đứng trước một lựa chọn là chỉ lấy được 1 trong 3 thứ sau:
A) Một kệ sách tâm đắc nhất
B) Một (độc bản) công trình toán học đang hoàn thành dở dang (tầm cỡ như công trình chứng minh Langsland).
C) Tất cả số tiền mà gia đình có.
GS sẽ chọn gì? Vì sao?


Chắc là cúu tiền. Cứu tiền mới cứu được người. Mà người thì quan trọng hơn sách vở.

16. Cuốn sách mà GS đang đọc là…?

Sauf-conduit của Pasternak.



Phần 2: ĐAM MÊ & THẾ CUỘC

17. Cho đến bây giờ, một triết lý sống mà GS luôn theo đuổi là?

Sống cho đẹp.

18. Để theo đuổi tận cùng niềm đam mê, GS đã phải vượt qua những thử thách nào?

Thử thách lớn nhất là đối mặt với sự kém cỏi của chính mình.

19. Theo GS, tố chất nào cần có ở một người trẻ?

Sự can đảm và một tấm lòng rộng mở.

20. Theo riêng GS, khát vọng lớn nhất của người trẻ Việt Nam là gì?

Khát vọng lớn nhất của người trẻ luôn là làm nảy nở những chồi tài năng mà có trong mình.

21. Nếu được nói 03 điều về giới trẻ Việt Nam hiện nay, GS sẽ nói điều gì?

Hãy can đảm, biết tin vào mình và có một tấm lòng nhân hậu, rộng rãi.

22. Tố chất nào ở một người trẻ/sinh viên sẽ được GS đánh giá cao nhất?

Cam đảm, tự tin và có một tấm lòng nhân hậu, rộng rãi.

23. Theo GS, làm thế nào để người trẻ không thờ ơ với thế cuộc, biết lo cho nỗi lo của dân tộc?

Hãy nói với họ rằng tương lai của họ, của con cái họ sau này là một phần của tương lai dân tộc.

24. Có người nói một dân tộc có những người trẻ đầy khát vọng và đam mê là một dân tộc có sức sống mãnh liệt. Quan điểm của GS thế nào?

Tôi suy nghĩ nhiều đến con người và đất nước Việt Nam nhưng tôi ít quan tâm đến khái niệm dân tộc theo nghĩa nòi giống.

25. Theo GS, làm sao để người trẻ được lắng nghe?

Hãy nói những gì mình nghĩ chứ đừng nhắc lại những gì người khác nói.



Phần 3: PHẨM CÁCH CỦA TRÍ THỨC & KHÔNG GIAN HỌC THUẬT

26. GS nghĩ gì khi một bộ phận xã hội (trong đó có trí thức) đang vô cảm với những nỗi đau khổ của người khác (tình trạng vô cảm)?

Tôi nghĩ rằng cái còn nguy hiểm hơn sự vô cảm và cũng có thể là một nguyên nhân của sự vô cảm đó là việc sức mạnh, thường là đồng tiền, được coi là thước đo duy nhất cho mọi hoạt động và từng cá nhân trong xã hội.

27. GS có đồng ý định nghĩa, trí thức trong việc không để xã hội “ngủ”?

Người trí thức có nhiệm vụ quấy rầy khi những người khác ngủ trong những định kiến của mình.

28. Theo GS, đâu là phẩm cách quan trọng của một trí thức?

Trí thức cần tinh thần cầu thị, ham học, đầu óc phân tích, lập luận sắc bén. Người trí thức cần thêm sự can đảm và một tấm lòng rộng rãi, nhân hậu.

29. Trí thức cần gì nhất, theo GS?

Tự do.

30. GS nhận xét gì về đời sống học thuật trong nước? Làm thế nào để xây dựng một không gian học thuật đúng nghĩa?

Có một khoảng cách quá lớn giữa khả năng của từng con người và chất lượng của kết quả lao động. Để xây dựng một không gian học thuật đúng nghĩa, cần đặt chất lượng của lao động khoa học lên vị trí ưu tiên nhất.

31. Ở VN, hầu như ai cũng ca thán về chất lượng đào tạo đại học. Dưới góc nhìn của GS, vì sao câu chuyện này được xới lên mãi nhưng vẫn chưa có một giải pháp khả thi?

Tôi nghĩ rằng các trường đại học ở VN vẫn chưa thực lòng đặt chất lượng nghiên cứu khoa học và chất lượng giảng dạy lên như ưu tiên hàng đầu.

32. Báo cáo mới nhất của UNDP cho biết: người dân VN phải dành 50% số tiền tiết kiệm được cho con cái đi học ĐH, Nhà nước dành 20% GDP cho giáo dục… Nhưng với chất lượng như hiện nay, GS có thấy có đắt đỏ quá không?

Có lẽ nói 20% của ngân sách nhà nước thì chính xác hơn. Dù sao đây cũng là con số lớn. Chúng ta có thể đặt câu hỏi tại sao đời sống của giáo viên, đặc biệt ở các vùng xa, lại vẫn cùng cực đến như thế.

Sunday, January 22, 2012

Chúc Tết Nhâm Thìn 2012


Chúc mừng năm mới!
Chào mừng xuân Nhâm Thìn 2012.

Xin chúc toàn thể anh chị em là thành viên, là bạn đọc của tuyensinhvnn và tất cả mọi người một năm mới an khang thịnh vượng.
Chúc các cộng tác viên sức khoẻ dẻo dai, tình cảm dồi dào để viết bài chia sẻ cho tuyensinhvnn đều đặn.
Chúc bạn bè gần xa thường ghé thăm tuyensinhvnn mỗi ngày đều tìm được nhiều niềm vui để cuộc sống thêm phần ý nghĩa.
Chúc quý thầy cô và các bạn học sinh, sinh viên yêu toán học hành thi cử tấn tới, mọi sự hanh thông.
Trao đổi để học hỏi, sẻ chia để vươn lên trong năm mới nhé.

tuyensinhvnn

Thursday, January 19, 2012

Download Video Táo quân 2012 Link Mediafire, Youtube

download tao quan 2012 mediafire, tao quan 2012 youtube, tao quan 2012 dvd rip

Gặp nhau cuối năm 2012, Download Táo quân 2012 Mediafire, táo quân 2012 DVDRip,

DVD Táo Quân 2012

Bản DVD táo quân 2012 Full

Xem online trên Youtube

Download

DVDrip – Fshare – Disc 1 .mkv
DVDrip – Fshare – Disc 2 .mkv


Táo quân 2012 DVDrip – Mediafire – pass : worldvision
Disc 1
Disc 2

Xem Táo quân 2012 DVDRip online Youtube

Disc 1



Disc 2



Nguồn : gamevn, voz, HDVienam, VN-zoom

Xem Táo quân 2012 Full HD - Gặp nhau cuối năm 2012 bản đẹp

Xem Táo quân 2012 Online ngay tại đây. Xem gặp nhau cuối năm 2012.
Chương trình Táo quân 2012 được phát sóng vào lúc 20 giờ ngày 22.1 (tức 29 tết) trên Đài truyền hình VN. Dàn diễn viên tham gia Táo quân hầu hết là những nghệ sĩ hài kỳ cựu của miền Bắc: Quốc Khánh, Xuân Bắc, Công Lý… Nhiều bài hát chế lời hài hước tiếp tục xuất hiện trong Táo quân năm nay. Ngoài ra, chương trình sẽ đưa một số hình thức thể hiện mới lạ. Cặp đôi Táo “song tế” ấn tượng với màn đu dây, đấu kiếm. Táo thể thao có màn biểu diễn nhảy cùng các cầu thủ là đội nhảy hip hop. Trong phần kết thúc, lễ hầu đồng được đưa lên sân khấu. Những vấn đề liên quan đến giao thông được đề cập khá nhiều trong Táo quân 2012 như chuyện cấm nhân viên chơi golf, thu phí xe, thay đổi giờ làm, giờ học... Xem trước để tối 30 đi xem pháo hoa.

xem tao quan 2012, tao quan nam 2012, tao quan 2012 full, tao quan hd 2012

Phần 1 Táo quân 2012

Phần 2

Phần 3

Phần 4

Phần 5

Phần 6

Phần 7

Phần 8

Download Táo quân 2011 bản đẹp, link Mediafire. Download Tao quan 2012 DVDRIP.
Tags: tao quan 2012, hai tao quan 2012 HD, gap nhau cuoi nam 2012, xem tao quan 2012 online, tao quan 2012 youtube, tao quan full 2012

Đáp án Đề thi thử lần 3 năm 2012 của Diễn đàn Toán

Đáp án Đề thi thử lần 3 năm 2012 của Diễn đàn Toán học. Download dap an de thi thu lan 3.
Đã đăng:

Đáp án Đề thi thử Đại học 2012 lần 2 Diễn đàn toán học.

Đáp án Đề thi thử Đại học 2012 lần 1 Diễn đàn toán học

Wednesday, January 18, 2012

Đôi điều thú vị về số chính phương

“Sự tuần hoàn của một số chính phương”.
            Quan sát các chữ số cuối của các bình phương các số từ 1 đến 9 ta thấy xuất hiện dãy số 1, 4, 9, 6, 5, 6, 9, 4, 1. Bình phương của 10 là 100, có chữ số cuối là 0. Các bình phương của các số tiếp theo cũng có các chữ số cuối lập thành dãy số 1, 4, 9, 6, 5, 6, 9, 4, 1. tất cả các bình phương của các số tự nhiên có các chữ số cuối lặp đi lặp lại trong vòng tuần hòan này, hiện tượng lặp đi lặp lại vô số lần. Vòng lặp đi lặp lại này có số 0 làm ranh giới.
            Người ta còn phát hiện “số gốc” của các bình phương chỉ có thể là 1, 4, 7, 9. mà không thể là các chữ số khác. Người ta gọi “số gốc” của một số là chỉ con số thu được khi cộng dần các chữ số có trong con số, khi tổng số gặp số 9 thì bỏ đi và tính tổng tiếp nếu gặp số 9 lại bỏ đi đến khi còn lại số cuối cùng nhỏ hơn 9 thì giữ lại, chữ số còn lại gọi là “số gốc” của con số đã xét (hiểu theo cách khác là lấy tổng các chữ số của số đó đem chia cho 9, ta lấy số dư của phép chia đó). Như vậy “số gốc” chính là kết quả phép tính cộng dồn các chữ  số có trong một con số, lấy số 9 làm điểm dừng.
Ví dụ : “số gốc” của 135 là 9, “số gốc” của 246 là 3…
Ứng dụng tính chất vừa nêu ta có thể phán đoán một số có phải là một số chính phương hay không.
Ví dụ : Xét xem số 98765432123456789 có phải là một số chính phương hay không ?
            Ta tìm số gốc của con số trên :
            Ta có thể tính như sau :
            Cách 1 :  9+8+7+6+5+4+3+2+1+2+3+4+5+6+7+8+9
                        =  9+9+(8+1)+2(7+2)+2(6+3)+2(5+4)+ 8 => có số gốc là 8
Cách 2    9+8+7+6+5+4+3+2+1+2+3+4+5+6+7+8+9
=  (9+8+7+6+5+4+3+2+1)+(2+3+4+5+6+7+8+9)
=                     45              +               44
=                     89
     8 + 9 = 17;            1 + 7 = 8 => có số gốc là 8
   ( Hay   89 : 9 = 9 dư 8        => có số gốc là 8)                              
            Số gốc là 8 khác 1,4,7,9 nên số A không là số chính phương.

Số gốc của các số chính phương còn lập thành một dãy số tuần hoàn  1, 4, 9, 7, 7, 9, 4, 1. Ở đây chữ số ranh giới là chữ số 9 chứ không phải là chữ số 0 như tính chất trên.
Ví dụ :             100 ( bình phương của 10) có số gốc là 1
                        121 ( bình phương của 11) có số gốc là 4
144 ( bình phương của 12) có số gốc là 9
169 ( bình phương của 13) có số gốc là 7
196 ( bình phương của 14) có số gốc là 7
225 ( bình phương của 15) có số gốc là 9
256 ( bình phương của 16) có số gốc là 4
289 ( bình phương của 17) có số gốc là 1
324 ( bình phương của 18) có số gốc là 9      (ranh giới của chu kỳ).
361 ( bình phương của 13) có số gốc là 1      (ranh giới lặp lại)


“Sự kì lạ của số lẻ”
                        Ta có         1 + 3                                                = 4   = 22
                                          1 + 3 + 5                                          = 9   = 32
                                          1 + 3 + 5 + 7                                   = 16 = 42
                                          1 + 3 + 5 + 7 + 9                            = 25 = 52
                                          1 + 3 + 5 + 7 + 9 + 11                   = 36 = 62
                                          1 + 3 + 5 + 7 + 9 +11 + 13            = 49 = 72
                                          ………………………
            Đến đây ta có quy luật: Tổng n số lẻ đầu tiên là một số chính phương
                                                                        1 + 3 + 5 + … + (2n + 1) = n2
                         

“Lại thêm một điều thú vị”
            Bạn nghĩ sao về câu nói: “Tổng lập phương các số tự nhiên liên tiếp từ 1 là một số chính phương”. Ta dễ dàng kiểm tra bằng máy tính như sau:
                                    13 +23                                      = 9      = 32
                                    13 +23 + 33                                          = 36    = 62
                                    13 +23 + 33 + 43                                  = 100  = 102
                                    13 +23 + 33 + 43 + 53              = 225  = 152
                                    13 +23 + 33 + 43 + 53 + 63      = 441  = 212
                                    13 +23 + 33 + 43 + 53 + 63 +73           = 784  = 282
                                    ……………………
            Nếu ta ta để ý ta có thể nhận ra rằng:
                                    1 + 2 = 3
                                    1 + 2 + 3 = 6
                                    1 + 2 + 3 + 4 = 10
                                    1 + 2 + 3 + 4 + 5 = 15
                                    1 + 2 + 3 + 4 + 5 + 6 = 21
                                    1 + 2 + 3 + 4 + 5 + 6 + 7 = 28
                                    …………………
            Đến đây ta có thể tìm ra được quy luật: 13 +23 +…+ n3 = (1 + 2 +…+ n)2

Cai Việt Long - THPT Hà Nội Amsterdam

Monday, January 16, 2012

Thử sức trước kỳ thi số 4 năm 2012 trên Toán học tuổi trẻ số 415

Đã đăng:
Thử sức trước kỳ thi số 1 năm 2012 trên Toán học tuổi trẻ 412
Thử sức trước kỳ thi số 2 năm 2012 trên Toán học tuổi trẻ 413
Thử sức trước kỳ thi số 3 năm 2012 trên Toán học tuổi trẻ 414

Thử sức trước kỳ thi số 4 năm 2012 trên Toán học tuổi trẻ số 415 tháng 1 năm 2012. Đề thi của thầy Dương Đức Hào, GV THPT Hương Khê, Hà Tĩnh.
de thi thu dai hoc, Toán học tuổi trẻ số 415, tháng 1 năm 2012
PHẦN CHUNG

CÂU 1 Cho hàm số $y=\frac{2x+1}{x-1}$ (C)

1) Khảo sát và vẽ đồ thị hàm số (C)

2) Gọi M là một điểm nằm trên (C) có hoành độ lớn hơn 1, $I$  là giao điểm hai đường tiệm cận. Tiếp tuyến với (C) tại $M$ cắt tiệm cận đứng tại $A$, cắt tiệm cận ngang tại $B$. Tính diện tích tam giác $AIB$.


CÂU 2

1)Giải phương trình

$\frac{1+\cot2x.\cot x}{\cos^2x}+1=6(sin^4x+\cos^4x)$.


2) Giải phương trình

$\sqrt{{36x}^{2}-63x+ 27}=15-27x + 2\sqrt{{9x}^{2}-9x+3}$.


CÂU 3 Tính tích phân


$I = \int\limits_{0}^{2}\frac{x+2}{(x+1)({x}^{2}+2x+4)}dx$.

CÂU 4 Cho hình hộp $ABCD.A'B'C'D'$. $M$ và $N$ là hai điểm lần lượt thuộc cạnh $AB$ và $AD$

sao cho $AM=\frac{2}{3}AB$ ; $AN=\frac{3}{4}AD$. $E$ và $F$ là hai điểm lần lượt thuộc $B'N$ và $A'M$ sao cho $EF$ song song $AC$ . Hãy xác định tỉ số $\frac{EB'}{NB'}$


CÂU 5 Cho x,y là các số thực thỏa mãn $\sqrt{x+1} + \sqrt{y+15} = \frac{x+y}{2}$

Tìm giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của $P= x+y$.


PHẦN RIÊNG

A Theo chương trình chuẩn

CÂU 6a 1)Cho tam giác $ABC$ có $AB=3AC$. Đường phân giác góc $BAC$ có phương trình là $x-y=0$, đường cao $BH$ có phương trình là $3x+y-16=0$. Hãy xác định tọa độ $A,B,C$, biết rằng đường thẳng $AB$ đi qua $M(4;10)$.

2) Trong không gian cho điểm A(1;0;0) và hai đường thẳng

$\Delta_1:\frac{x-5}{3}=\frac{y-1}{1}=\frac{z-2}{2}$; $\Delta_2:\frac{x-5}{1}=\frac{y-1}{1}=\frac{z-3}{3}.$

Gọi $B$ và $C$ là hai điểm lần lượt thuộc $\Delta_1$ và $\Delta_2$ sao cho $A,B,C$ thẳng hàng. Tìm điểm $M$ trên trục tung sao cho diện tich tam giác $BMC$ bằng 3.

CÂU 7a Tìm m để phương trình

$12\sqrt{4+x-3{x}^{2}}=3x-24+m(3\sqrt{x+1}+2\sqrt{4-3x)}$ có nghiệm.

Theo chương trình nâng cao

CÂU 6b1) Trong hệ tọa độ $Oxy$ cho elip(E): $\frac{{x}^{2}}{25}+\frac{{y}^{2}}{4}=1$

$M$ và $N$ là hai điểm trên $(E)$ sao cho tam giác $OMN$ vuông tai O (gốc tọa độ).

H là hình chiếu $O$ lên $MN$. Chứng minh rằng khi $M, N$ thay đổi thì $H$ chạy trên đường tròn cố định .Viết phương trình đường tròn đó.

2) Có 20 quyển sách gồm 5 toán, 7 lí, 8 Hóa , các sách cùng loại giống nhau. Số sách này chia đều cho 10 học sinh, mỗi học sinh chỉ nhận được 2 cuốn khác loại. Hạnh và Vân là 2 bạn trong 10 bạn đó. Tính xác suất để 2 cuốn sách mà Hạnh nhận được giống Vân.

CÂU7b Giải hệ phương trình:
$\begin{cases}
\frac{\log_2x}{1+\log_2^2x}+\frac{\log_2y}{1+\log_2^2y}&=\frac{9}{10}\\
(1+\log_x2.\log_y2)\log_2(xy)&=\frac{9}{2}.
\end{cases}$

Saturday, January 14, 2012

Lời giải và Bình luận đề thi học sinh giỏi quốc gia môn Toán năm 2012

Lời giải và Bình luận đề thi học sinh giỏi quốc gia môn Toán năm 2012 của thầy Trần Nam Dũng. Download VMO 2012 - Loi giai va Binh luan

Đề thi năm nay khá phù hợp với các học sinh được trang bị kiến thức căn bản tốt, các bài toán đều có hướng đi tự nhiên, không có bài khó chịu (như bài 6 (hình học) năm ngoái) hoặc quá khó (như bài 7 - đa thức bất khả quy năm ngoái).

Hai bài dễ nhất là bài 1, 2. Đặc biệt là bài 2 dễ về mọi phương diện.

Tiếp đến là bài tổ hợp (bài 5) khá quen thuộc.

Bài hình có 2 ý thì 1 ý là khá dễ, ý còn lại khó hơn, đặc biệt là có hình vẽ khá rối.

Bài 4, 6, 7 có độ khó ngang nhau, trong đó bài 4 khó vì lạ, còn bài 6 thì khá quen thuộc nhưng khó về kỹ thuật. Bài 7 tuy quen mà lạ, trong đó ý tưởng quan trọng là phải xét hàm ngược để chuyển n --> -oo.

Các bài năm nay có đặc điểm là đều có thể kiếm được điểm thành phần.

Tôi dự đoán điểm chuẩn năm nay sẽ cao hơn năm ngoái một chút, nhưng cũng không quá nhiều. (namdung)

PS: Cảm ơn bạn Trần Đình Cư đã chia sẻ tài liệu và thông tin.

Nguồn: mathscope.org

Thursday, January 12, 2012

201 bài tập phương trình vi phân (có lời giải)

201 bài tập phương trình vi phân (có lời giải). Tài liệu dày 47 trang soạn thảo bằng LATEX với nhiều dạng toán về phương trình vi phân, các loại phương trình vi phân, hệ phương trìm vi phân. Tất cả đều có lời giải. Tài liệu thích hợp cho sinh viên các ngành toán, tin, kĩ thuật, kinh tế.
Tải về file PDF: 201 phuong trinh vi phan

Phân dạng và 100 bài tập phương pháp tọa độ trong mặt phẳng

Phân dạng và 100 bài tập phương pháp tọa độ trong mặt phẳng của Nguyễn Văn Rin, ĐHSP Huế.
Tải về file PDF: Phan dang va 100 bai tap phuong phap toa do trong mat phang

Wednesday, January 11, 2012

Đề thi học sinh giỏi quốc gia môn Toán năm 2012

Kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm 2012 diễn ra trong hai ngày 11 và 12/01/2012. tuyensinhvnn xin giới thiệu đến độc giả các đề thi này.
Xem Lời giải và Bình luận đề thi VMO 2012  của thầy Trần Nam Dũng tại đây.


KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA THPT NĂM 2012
Thời gian làm bài: 180 phút
-------- Ngày thi thứ nhất--------
Bài 1: (5 điểm)

Cho dãy số thực$(x_n)$ xác định bởi : $\begin{cases}

& x_1=3\\

& x_n = \frac{n+2}{3n} ( x_{n-1} + 2)

\end{cases}$ với mọi $n\geq 2$.

Chứng minh rằng dãy số có giới hạn hữu hạn khi $n \to + \infty $ và tính giới hạn đó.



Bài 2: (5 điểm)

Cho các cấp số cộng $(a_n), \ (b_n)$ và số nguyên $m>2$. Xét $m$ tam thức bậc hai: $P_k(x) = x^2 + a_k x + b_k ,\ k=1,2,3,....,m$ .

Chứng minh rằng nếu hai tam thức $P_1(x),\ P_m(x)$ đều không có nghiệm thực thì tất cả các đa thức còn lại cũng không có nghiệm thực.



Bài 3: (5 điểm)

Trong mặt phẳng, cho tứ giác lồi $ABCD$ nội tiếp đường tròn tâm $O$ và có các cặp cạnh đối không song song. Gọi $M,N$ tương ứng là giao điểm của các đường thẳng $AB$ và $CD$, $AD$ và $BC$. Gọi $P, Q, S, T$ tương ứng là giao điểm các đường phân giác trong của các cặp $\angle MAN$ và $\angle MBN, \angle MBN$ và $\angle MCN, \angle MCN$ và $\angle MDN, \angle MDN$ và $\angle MAN$. Giả sử bốn điểm $P, Q, S, T$ đôi một phân biệt.

1) Chứng minh rằng bốn điểm $P, Q, S, T$cùng nằm trên một đường tròn. Gọi $I$ là tâm của đường tròn đó.

2) Gọi $E$ là giao điểm của các đường chéo $AC$ và $BD$. Chứng minh rằng ba điểm $E, O, I$ thẳng hàng.

Bài 4: (5 điểm)

Cho số nguyên dương $n$. Có $n$ học sinh nam và $n$ học sinh nữ xếp thành một hàng ngang, theo thứ tự tùy ý. Mỗi học sinh (trong số $2n$học sinh vừa nêu) được cho một số kẹo bằng đúng số cách chọn ra hai học sinh khác giới với X và đứng ở hai phía của $X$. Chứng minh rằng tổng số kẹo mà tất cả $2n$ học sinh nhận được không vượt quá $\frac{1}{3}n(n^2-1)$.

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA THPT NĂM 2012
Thời gian làm bài: 180 phút
-------- Ngày thi thứ hai--------



Bài 5: (7 điểm)
Cho một nhóm gồm 5 cô gái, kí hiệu là $G_1, G_2, G_3, G_4, G_5$, và 12 chàng trai. Có 17 chiếc ghế được xếp thành một hàng ngang. Người ta xếp nhóm người đã cho ngồi vào các chiếc ghế đó sao cho các điều kiện sau được đồng thời thỏa mãn:
1/ Mỗi ghế có đúng một người ngồi;

2/ Thứ tự ngồi của các cô gái, xét từ trái qua phải, là $G_1, G_2, G_3, G_4, G_5$;

3/ Giữa $G_1$ và $G_2$ có ít nhất 3 chàng trai;

4/ Giữa $G_4$ và $G_5$ có ít nhất 1 chàng trai và nhiều nhất 4 chàng trai.

Hỏi có tất cả bao nhiêu cách xếp như vậy?

(Hai cách xếp được coi là khác nhau nếu tồn tại một chiếc ghế mà người ngồi ở chiếc ghế đó trong hai cách xếp là khác nhau).



Bài 6. (7 điểm)

Xét các số tự nhiên lẻ $a,b$ mà $a$ là ước số của $b^2+2$ và $b$ là ước số của $a^2+2$. Chứng minh rằng $a$ và $b$ là các số hạng của dãy số tự nhiên $(v_n)$ xác định bởi

$$v_1=v_2=1$$ và $$v_n=4v_{n-1}-v_{n-2}$$ với mọi $n \ge 3.$



Bài 7. (6 điểm)

Tìm tất cả các hàm số $f$ xác định trên tập số thực $\mathbb R$, lấy giá trị trong $\mathbb R$ và thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:

1/ $f$ là toàn ánh từ $\mathbb R$ đến $\mathbb R$;

2/ $f$ là hàm số tăng trên $\mathbb{R}$;

3/ $f(f(x))=f(x)+12x$ với mọi số thực $x$.

Tuesday, January 10, 2012

Thi thử Đại học lần 2 chuyên KHTN Hà Nội (Toán Lý Hóa) năm 2012

Đề thi thử môn Toán Đại học Khoa học tự nhiên Hà Nội lần 2 năm 2012 (có đáp án). Download de thi thu lan 2 mon toan DH KHTN 2012. Đã sửa LINK.

Đề thi thử lần 2 môn Vật Lý Đại học Khoa học Tự Nhiên Hà Nội năm 2012. Download de thi thu vat ly lan 2 KHTN Ha Noi.
de thi thu dai hoc, khoa hoc tu nhien ha noi, lan 2, nam 2012, toan ly hoa

ĐÁP ÁN THI THỬ MÔN LÝ LẦN 2 NĂM 2012 MÃ ĐỀ 777 CỦA ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN HÀ NỘI
1C, 2B, 3B, 4B, 5A, 6B, 7A, 8C, 9B, 10D, 11C, 12D, 13D, 14B, 15B, 16C, 17C, 18C, 19D, 20A, 21A, 22C, 23B, 24B, 25D, 26D, 27D, 28A, 29C, 30B, 31A, 32C, 33C, 34B, 35C, 36C, 37D, 38C, 39D, 40B, 41C, 42A, 43A, 44D, 45B, 46C, 47B, 48B, 49C, 50B.

Đề thi thử lần 2 môn Hóa học Đại học Khoa học Tự Nhiên Hà Nội năm 2012. Download de thi thu vat ly lan 2 KHTN Ha Noi.

ĐÁP ÁN THI THỬ MÔN HÓA LẦN 2 NĂM 2012 MÃ ĐỀ 280 CỦA ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN HÀ NỘI
1D, 2B, 3A, 4C, 5B, 6B, 7C, 8C, 9C, 10B, 11C, 12C, 13D, 14C, 15A, 16A, 17D, 18B, 19A, 20 D, 21D, 22C, 23B, 24B, 25D, 26B, 27D, 28D, 29B, 30D, 31B, 32D, 33C, 34B, 35D, 36C, 37B, 38C, 39C, 40A, 41C, 42B, 43D, 44C, 45D, 46B, 47C, 48D, 49A, 50C.



Tags: de thi thu dai hoc, khoa hoc tu nhien ha noi, lan 2, nam 2012, toan ly hoa

Đáp án Thi thử lần 1 năm 2012 Sư phạm Hà Nội Lý, Hóa, Toán

Đáp án Đề thi thử lần 1 năm 2012 Sư phạm Hà Nội Lý, Hóa, Toán (thi ngày 08/01/2012).

Đề thi thử lần 1 Đại học Sư phạm Hà Nội môn Hóa (Mã đề 211). Download.

ĐÁP ÁN THI HÓA Lần 1 năm 2012 MÃ ĐỀ 211 của Sư phạm Hà Nội:

1C, 2C, 3A, 4A, 5D, 6C, 7A, 8A, 9A, 10D, 11D, 12B, 13D, 14B, 15B, 16C, 17B, 18A, 19A, 20B, 21D, 22D, 23A, 24D, 25C, 26C, 27B, 28C, 29C, 30A, 31D, 32B, 33A, 34C, 35B, 36D, 37C, 38B, 39C, 40D, 41B, 42A, 43B, 44C, 45B, 46D, 47D, 48A, 49D, 50D, 51C, 52B, 53A, 54C, 55C, 56A, 57D, 58B, 59A, 69B.


Đề thi thử lần 1 Đại học Sư phạm Hà Nội môn Lý (mã đề 122). Download.

ĐÁP ÁN THI HÓA Lần 1 năm 2012 MÃ ĐỀ 122 của Sư phạm Hà Nội:

1A, 2C, 3C, 4D, 5C, 6B, 7B, 8C, 9C, 10D,11A, 12D, 13B, 14A, 15B, 16C, 17A, 18B, 19D, 20C, 21B, 22A, 23D, 24A, 25B, 26B, 27D, 28D, 29C, 30D, 31C, 32D, 33B, 34B, 35D, 36A, 37A, 38C, 39A, 40D, 41A, 42B, 43A, 44D, 45B, 46C, 47D, 48B, 49C, 50A, 51B, 52B, 53A, 54C, 55D, 56C, 57C, 58A, 59D, 60A.


Đã đăng:

Đáp án Đề thi thử lần 1 Đại học Sư phạm Hà Nội môn Toán. Download.

Đáp án Đề thi thử Đại học lần 1 ĐHSP Hà Nội lần 1 năm 2012

Đáp án Đề thi thử Đại học lần 1 ĐHSP Hà Nội lần 1 năm 2012 (của người ra đề). Download dap an de thi thu dai hoc lan 1.

Đề thi đã đăng ở đây.

Đề thi thử môn Toán 2012 Đại học sư phạm Hà Nội lần 1

Đề thi thử môn Toán Trường THPT chuyên ĐHSP Hà Nội năm 2012, Đề thi thử môn Toán lần 1 năm 2012, Ngày thi 08-01-2012.
Tải về file PDF: de thi thu lan 1 nam 2012 DHSP Ha Noi mon Toan.

Đáp án thang điểm chi tiết. Download.

Monday, January 9, 2012

Phương pháp tính giới hạn dãy số và giới hạn hàm số

Sau đây là hai file giới hạn dãy số và hàm số dùng cho học sinh 11CB-NC.
- Kiến thức trình bày rõ ràng, có phân loại và phương pháp giải bài tập các dạng cụ thê
- Bài tập được sắp xếp từ cơ bản đến nâng cao
Tài liệu có thể giúp cho các em học sinh có thể ở nhà tự học mà vẫn nắm vững trọng tâm của giới hạn.
Người gửi đến tuyensinhvnn: Trần Đình Cư. Học viên cao học ĐHSP Huế, Cựu học sinh trường THPT Phong Điền.

Tải về file PDF: Phương pháp tính giới hạn dãy số và giới hạn hàm số
Tags: Gioi han day so, gioi han ham so, phuong phap, cach tinh

Friday, January 6, 2012

Hệ thống phương pháp tính tích phân qua các kỳ thi Đại học

Hệ thống phương pháp tính tích phân qua các kỳ thi Đại học của thầy Trần Xuân Bang, GV Toán, THPT chuyên Quảng Bình.
phuong phap tinh tich phan, thi Đại học, ky thuat tinh, tich phan


Trong các đề thi tốt nghiệp và tuyển sinh vào Đại học cao đẳng thường có các bài toán tích phân. Bài viết xin được chuyển đến các bạn đang ôn thi Đại học một hệ thống các phương pháp tính tích phân mà tôi tích lũy được (qua các đề thi đại học từ 1999) và sắp xếp theo một cách riêng, một số bất đẳng thức tích phân và ứng dụng tích phân vào tính diện tích thể tích.

Tải về file PDF: He thong phuong phap tinh tich phan

Một số kỹ thuật biến đổi cơ bản trong số học và ứng dụng

Số học là một trong những bài toán khó trong các kỳ thi học sinh giỏi. Học sinh ít được tiếp cận với dạng toán này và thường lúng túng trong quá trình tìm hướng giải quyết.
MỘT VÀI BIẾN ĐỔI VÀ ỨNG DỤNG ĐƠN GIẢN TRONG SỐ HỌC là sáng kiến kinh nghiệm của thầy Dương Châu Dinh, GV Toán, Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, Quảng Trị giúp bạn giải quyết các khó khăn đó..
Tải về file WORD: Một số kỹ thuật biến đổi cơ bản trong số học và ứng dụng


Thursday, January 5, 2012

Toán học Nga, giả thuyết Poincaré và Perelman

Sức mạnh của nền Toán học hậu Xô Viết xuất phát từ sự phát triển tự thân và cô lập với giới bên ngoài.

Những ai quan tâm đến Toán học chắc đã từng nghe đến bài toán hóc búa nhất thiên niên kỷ mang tên Poincaré Conjecture.
Đây là một trong 7 định lý quan trọng và phức tạp nhất liên quan đến những nghiên cứu về hình học, không gian và bề mặt do nhà toán học đồng thời cũng là nhà vật lý thiên tài Henri Poincaré (1854-1912) nêu ra vào năm 1904.

Không ít tài năng kiệt xuất của những đất nước có nền toán học phát triển bậc nhất thế giới như Mỹ, Đức… đã cố thử sức nhưng đều thất bại.

Thế nhưng, 1 nhà toán học trẻ tuổi của nước Nga đã giải được câu đố thiên niên kỷ khiến cả thế giới phải ngưỡng mộ. Đó là Tiến sĩ Grigori Perelman, Viện Toán Steklov, St Peterburg.
Liệu chiến thắng đầy vinh quang này có phải chỉ là một sự ngẫu nhiên? Câu trả lời là hoàn toàn không phải. Để có được thành tựu này, nước Nga đã phải nỗ lực gây dựng, bồi dưỡng nhân tài từ nhiều thập kỷ trước, kể từ thời Liên bang Xô Viết.

"Hữu dụng" trong chiến tranh

Toán học Nga đã chứng minh được chân lý đúng đắn, xác thực cũng như sức mạnh phi thường ở vào cái thời điểm mà đáng lẽ ra nó có thể bị trì trệ trước các tác động xấu trong những năm 1930. Đặc biệt, toán học đã chứng minh được tính hữu dụng của mình cho nhà nước đương thời, đó là hỗ trợ cho nền quân sự. Ba tuần sau khi phát xít Đức xâm chiếm Liên bang Xô Viết (tháng 6/1941), không lực Xô viết đã bị đánh bom tiêu diệt hoàn toàn. Quân đội Nga phải trang bị thêm những máy bay dân sự để sử dụng chiến đấu với vai trò như máy bay ném bom. Tuy nhiên, máy bay dân sự chỉ bay được ở tầm thấp. Vì vậy, các nhà toán học phải vào cuộc để tính toán lại tốc độ, khoảng cách cho những chiếc máy bay này có thể hạ gục được mục tiêu.
Nhà toán học người Nga lừng danh của thế kỷ 20 Andrei Kolmogorov đã dẫn đầu một nhóm sinh viên thực hiện nhiệm vụ này, hỗ trợ đắc lực cho các chiến dịch quân sự của Hồng quân Liên Xô.
Sau chiến tranh, nước Nga Xô viết đầu tư nhiều hơn cho việc nghiên cứu các công trình có hàm lượng khoa học công nghệ cao để phục vụ cho quân đội.
Hơn 40 thành phố được xây dựng mới, là địa bàn hoạt động bí mật của các nhà khoa học, các nhà toán học.
Điều này gần như đã cô lập toàn bộ nền khoa học của Xô viết thời kỳ đó. Vì yêu cầu bảo mật quân sự, nên bất cứ sự liên lạc nào với bên ngoài đều bị đưa vào diện tình nghi đặc biệt.
Nhiều năm sau khi Stalin mất, xã hội Xô viết trở nên cởi mở hơn. Mặc dù các nhà toán học nước này vẫn chưa thể hội đàm, hợp tác cùng các đồng nghiệp trên thế giới nhưng họ cũng bắt đầu được công bố một vài thành tựu đáng tự hào của mình.
Đến những năm 1970, một tổ chức toán học của Xô viết đã được thành lập. Tổ chức này không những chỉ đạo cụ thể về mặt công việc, mà còn trợ cấp đầy đủ tiền nong, thậm chí cả nhà ở, thức ăn, phương tiện đi lại cho các thành viên. Tổ chức này cũng quyết định thời gian, địa điểm và cách thức cho bất cứ một chuyến đi nào của các nhà toán học cho dù là công việc hay đi chơi.
Vào thời điểm này, trong xã hội Xô viết cũng đã xuất hiện nhiều tài năng kiệt xuất, tiêu biểu là Israil Moiseevic Gelfand, được biết đến như một trong những tượng đài vĩ đại của toán học thế kỉ 20 .

I.M. Gelfand sinh ra tại Ukraine và nhận được bằng Ph.D vào năm 1935 tại đại học tổng hợp Matcova(MSU) dưới sự hướng dẫn của nhà toán học Andrei Kolmogorov.
Ông trở thành Giáo sư của đại học MSU từ năm 1941 cho đến năm 1990 . Trong sự nghiệp của mình, I.M. Gelfand đã nhận vô số các giải thưởng cao quí như giải thưởng nhà nước của Liên Xô (1953), giải thưởng Lênin (1956), giải thưởng Wolf (1978), giải Kyoto (1989)…
Dusa McDuff, nhà đại số học người Anh, hiện là giáo sư của trường một trường ĐH bang New York từng có cơ hội làm việc với I.M. Gelfand trong 6 tháng đã thốt lên rằng: Tôi thực sự đã được mở mang tầm mắt và hiểu được rõ toán học thực sự là như thế nào. Gelfand đã làm tôi kinh ngạc khi nói chuyện về toán học như thể nó là thơ ca vậy”.

Nhà Toán học "điên rồ" đậm chất Nga
Say khi Liên bang Xô viết sụp đổ, các nhà toán học Nga đã đua nhau đến phương Tây, đặc biệt là Mỹ để làm việc. Đây được coi giai đoạn chảy máu chất xám lớn nhất trong lịch sử nước Nga. Ngay đến Gelfand cũng chuyển đến Mỹ sinh sống và giảng dạy tại trường ĐH Rutgers gần 20 năm.
Tuy nhiên, môi trường Mỹ có vẻ thoải mái hơn nhưng cũng tồn tại những sự thiên vị nhất định, tính cạnh tranh cao và đặc biệt là các nhà khoa học phải tự đối mặt với những áp lực tài chính.
Một ví dụ điển hình về việc lựa chọn và thích nghi thế nào với hai nền văn hóa này chính là trường hợp của thiên tài Grigory Perelman, người đã hóa giải được bài toán hóc búa thiên niên kỷ.
Grigory Perelman đến Mỹ từ những năm 1990, khi là một sinh viên rất trẻ.
Nhưng sau 3 năm giảng dạy tại các trường đại học Mỹ, trong đó có Học viện Công nghệ Massachusetts, Grigory Perelman cảm thấy quá áp lực và mệt mỏi trong công việc, đặc biệt là việc luôn phải lưu ý bảo toàn vị thế của mình.
Chính vì vậy, nhà toán học này đã trở về nhà trong nỗi thất vọng tràn trề.
Về St Petersburg, ông tham gia nghiên cứu trong một tổ chức về toán học. Sau gần 7 năm, Perelman đã giải được bài toán hóc búa của Henri Poincaré. Đó là điều mà toán học Mỹ không thể tưởng tượng được.
Sau khi gửi công bố công trình toán học này lên internet, ông Perelman đã đến Mỹ vào mùa xuân năm 2003, để giảng dạy tại một vài trường đại học East Coast.
Tại đây, ông được đãi ngộ đặc biệt, được tặng thưởng nhiều khoản tiền lớn.
Tuy nhiên, nhà toán học chân chính này lại coi đó là một sự xúc phạm nặng nề. Ông lại trở về nước và tiếp tục cuộc sống ẩn dật.
Đến năm 2006, sau nhiều nghiên cứu kỹ lưỡng, các nhà khoa học đã chính thức thừa nhận tính chính xác trong lời giải của Perelman.
Tạp chí Science, một tờ báo khoa học đại chúng hàng đầu của Mỹ, cuối năm 2006 đã bầu chọn sự kiện “Chứng minh được Giả thuyết Poincaré của Perelman” là sự kiện đột phá số 1 của năm 2006. Hơn thế nữa, theo bình luận của Tổng biên tập Tạp chí Science, Donald Kennedy, đây sẽ là “sự kiện đột phá của ít nhất một thập kỷ nữa!”.
Học viện Toán học Clay từng hứa giành giải thưởng 1 triệu đôla cho ai giải được bài toán thiên niên kỷ này, nhưng Perelman cũng không đoái hoài đến việc nhận số tiền này.
Một cựu đồng nghiệp nhận xét Perelman “là một người rất hướng nội, không quan tâm đến tiền mà chỉ nghĩ đến việc nghiên cứu. Đôi khi anh ấy có vẻ như hơi điên rồ nhưng đó là phẩm chất mà tất cả các nhà toán học tài năng đều có”.
Đặc tính đó của nhà toán học kiệt xuất này cũng rất giống với tính chất chung của văn hóa xã hội nước Nga. Hầu như đứa trẻ nào của nước Nga cũng có thể hiểu một sự thật hiển nhiên là: Toán học cần phải được thực hành thường xuyên, nó như chuyến bay đến tận cùng của thế giới tưởng tượng và tiền bạc cũng không bao giờ mua nổi.
Theo WSJ

127 phương trình lượng giác trong bộ đề tuyển sinh đại học

127 phương trình lượng giác trong bộ đề tuyển sinh đại học gồm 3 tập của Nhà xuất bản Giáo dục. Nhiều câu phương trình lượng giác trong các đề thi đại học có dạng gần giống với các đề thi này. Tài liệu được tổng hợp bởi thầy Trần Xuân Bang, GV Toán, trường THPT chuyên Quảng Bình.

Tải về file PDF: 127 phuong trinh luong giac

Wednesday, January 4, 2012

9 hướng giải các phương trình không mẫu mực

9 hướng giải các phương trình không mẫu mực biên soạn bởi thầy Trần Xuân bang, GV Toán, THPT chuyên Quảng Bình. Các hướng chính là 20 kiểu đặt ẩn phụ, phương pháp đối lập, dự đoán nghiệm, phương pháp đạo hàm, phương pháp điều kiện cần và đủ, phương pháp tọa độ và hình học, một số phương pháp đặc biệt như sử dụng định lí Lagrange, tam thức bậc hai...
Tải về file PDF:  Download 9 huong giai phuong trinh khong chuan muc.

Sử dụng phương pháp chặn để giải toán số học thi HSG

Sử dụng phương pháp chặn để giải các bài toán số học thi Học sinh giỏi. Sáng kiến kinh nghiệm đoạt giải của cô Phạm Thị Thủy, TP Hải Dương.
Tải về file WORD: Su dung phuong phap chan de giai toan so hoc

Hậu trường thi HSG Quốc gia: Đừng biến thành cuộc đua thành tích

“Cứ mỗi đội tuyển có 8-10 học sinh, 63 tỉnh, thành có khoảng 600 học sinh/môn thi. Trong khi đó theo quy định sẽ có 300 học sinh/môn thi đoạt giải. Giải nhiều như thế nên các tỉnh mới chạy đua để có thành tích”.

>>Kỳ 1: Giỏi cũng phải... chi tiền
>>Kỳ 2: Luyện “gà chọi” cấp tốc

GS Lê Tuấn Hoa, giám đốc điều hành Viện Nghiên cứu cao cấp về toán, Bộ GD-ĐT, một trong những người tâm huyết với việc phát hiện, bồi dưỡng học sinh năng khiếu, đã nhận xét như vậy khi trao đổi với Tuổi Trẻ về vấn đề thi học sinh giỏi quốc gia hiện nay.

* Theo ông, cơ cấu giải thế nào là hợp lý?
- Cơ cấu giải hiện nay có thể khuyến khích được các em, giúp nhiều em đi thi không thất bát. Nhưng cũng chính vì thế gây nên sức ép đoạt giải. Trước kia đi thi học sinh giỏi quốc gia mà không được giải là bình thường vì để có giải rất khó. Còn hiện nay trong một số đông học sinh đoạt giải, những em không có giải, những tỉnh ít giải sẽ thấy mình thua kém, đáng xấu hổ.

Điều này gây nên tâm lý cay cú, muốn bằng mọi cách để có giải. Nói như vậy không có nghĩa là quay lại cơ cấu 8-9 giải như trước đây. Việc quy định cơ cấu giải như thế nào cần phải nghiên cứu cẩn thận, thậm chí phải có đề tài nghiên cứu khoa học hẳn hoi về việc này.

* Nhưng theo những người soạn thảo quy chế thi học sinh giỏi quốc gia, việc quy định cơ cấu giải (số giải không quá 50% số thí sinh dự thi) là tương ứng với cơ cấu giải trong các kỳ thi Olympic quốc tế, khu vực?

- Đúng là thi Olympic quốc tế cơ cấu giải là như thế. Nhưng ở “sân chơi” quốc tế khác các cuộc thi trong nước, những học sinh được chọn đến đều xuất sắc, được tuyển chọn khắt khe qua nhiều vòng thi. Và cơ cấu 50% giải cho số học sinh xuất sắc là hợp lý.

* Trở lại kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, nếu không coi kết quả thi là thành tích để đánh giá chất lượng giáo dục của các tỉnh, thành thì họ cũng không quan tâm, đầu tư nhiều cho việc này. Việc quan tâm nuôi dưỡng người tài là tốt chứ?

- Phát hiện, nuôi dưỡng những học sinh có năng khiếu là cần thiết. Nhưng nếu coi kết quả thi của cá nhân những học sinh là thành tích của địa phương, của nền giáo dục và chỉ khi đó là “bộ mặt của cả địa phương” thì mới đầu tư là sai lệch. Tôi cho rằng cần thay đổi quan niệm về việc này. Đối với các nước, người ta có thể khen “đội tuyển toán của các bạn khá lắm, chứ không ai nói “làng toán VN” khá lắm.

Tóm lại, chúng ta cần có sự phân biệt cho đúng để hành xử cho đúng ở kỳ thi chọn học sinh giỏi. Kết quả thi học sinh giỏi quốc gia là kết quả của cá nhân, của đội tuyển nhưng nên đặt ra ngoài vấn đề thành tích chung của địa phương. Không phải tỉnh có nhiều học sinh giỏi quốc gia thì ở đó giáo dục đã tốt nhất. Có thay đổi được quan niệm thì kỳ thi học sinh giỏi quốc gia mới thật sự là một sân chơi trí tuệ chứ không phải cuộc chạy đua giành thành tích bằng mọi giá, khiến mọi người đều bị áp lực, căng thẳng.

* Nhưng cũng có một số người cho rằng việc đội tuyển của các địa phương đua nhau ra Hà Nội để luyện thi với các thầy ở trường đại học, viện nghiên cứu sẽ nâng chất lượng học sinh giỏi lên?

- Tôi chưa bao giờ nghĩ luyện thi quá nhiều là tốt, ở kỳ thi nào cũng thế và nhất là ở kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia. Bồi dưỡng học sinh năng khiếu là gợi mở, bồi dưỡng cho các em năng lực tư duy, sáng tạo chứ không phải nhồi thêm nhiều kiến thức giống như cái máy tính nhồi dữ liệu.

Luyện thi kiểu hiện nay sẽ làm hỏng học sinh. Không có nước nào khen kiểu luyện đó. Có lần chúng tôi đến thăm Viện Nghiên cứu KAIST (Viện Khoa học công nghệ Hàn Quốc), họ cho biết khi phỏng vấn học sinh cho mục tiêu ươm mầm tài năng, họ có những câu hỏi nhằm phát hiện thí sinh đó có luyện thi hay không. Nếu có luyện thi thì bị trừ rất nhiều điểm. Vì họ cần người thông minh chứ không cần người được nhồi nhét nhiều thứ trong đầu.
Về thực tế đưa quân đến Hà Nội luyện thi hiện nay, tôi nghĩ học sinh giỏi mà luyện 1-2 tuần thì chẳng có lợi lộc gì trong việc nâng cao trí tuệ cho các em, có chăng là chỉ để “trấn an tinh thần”.

* Một thực tế khác là nhiều đội tuyển ra Hà Nội mời thầy với mức thù lao rất cao là hi vọng được định hướng đề thi. Theo ông, khâu ra đề thi có cần phải điều chỉnh?

- Theo tôi, phải thường xuyên thay đổi người ra đề thi. Một người ra đề thi cho năm nay thì nên 5-7 năm sau mới mời họ tham gia tiếp. Như vậy sẽ không có chuyện đoán đề, luyện tủ. Người đã ra đề thì không nên luyện thi với bất cứ hình thức nào. Hơn nữa, đánh giá học sinh giỏi nên phát huy sáng tạo của học sinh. Mà muốn thế đề thi càng lạ càng tốt. Muốn có đề lạ phải thay người ra đề thường xuyên. Nếu làm được như vậy sẽ không có chuyện các tỉnh ra sức luyện thi theo “gu” người ra đề.

VĨNH HÀ - ĐĂNG NGỌC thực hiện (tuoitre.vn)

Tuesday, January 3, 2012

Hậu trường thi HSG Quốc gia: Luyện “gà chọi” cấp tốc

Tiền bạc được huy động từ nhiều nguồn khác nhau cuối cùng chảy vào túi một số ít người. Trong khi đó, những học sinh đã vào đội tuyển có nghĩa là phải chấp nhận hi sinh rất nhiều thứ.

Kỳ 1: Giỏi cũng phải… chi tiền

Kỳ tới: Đừng biến thành cuộc đua thành tích

Khoảng một tháng trước kỳ thi có thể xem là giai đoạn “luyện thi cấp tốc” của tất cả đội tuyển học sinh giỏi quốc gia trên cả nước. Nếu như các năm trước việc “rước thầy từ Hà Nội về” hay di chuyển cả đội tuyển lên Hà Nội luyện thi không phải tỉnh nào, đội tuyển nào cũng làm, thì năm nay rất nhiều đội tuyển đã lao vào cuộc chạy đua để “xin thầy trung ương chỉ giáo”. Và việc tập huấn trở thành một cuộc đua để giành giật thầy giỏi, thầy tham gia ra đề thi, thầy có thể định hướng đề thi, truyền kinh nghiệm để có giải…

Tiền thầy bỏ túi

Tr. – một giáo viên dẫn đội vật lý của Nam Định đang “đóng quân” tại khách sạn Sơn La, cho biết: “Chúng tôi mới mời được hai thầy, chi phí 1-1,5 triệu đồng/thầy/ca học. Thường phải điện thoại trước liên hệ hoặc lãnh đội phải tìm cách gặp thầy mình cần mời, sau đó mới đưa đội tuyển lên”. Tại khách sạn Sơn La thời điểm này còn có nhiều đoàn các tỉnh khác lên thuê chỗ, vừa làm nơi ở vừa là lớp học. Theo một giảng viên Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG Hà Nội) đã nhận lời đến dạy, đoàn Thái Nguyên lần lượt đưa tất cả các đội tuyển đi Hà Nội. Khách sạn Sơn La như một “lò luyện thi”, cả những tỉnh vùng miền núi phía Bắc cũng lặn lội đưa học sinh đến luyện.

Tại một khách sạn tư nhân khác ở 25 phố Doãn Kế Thiện, Hà Nội, đội tuyển toán của Phú Thọ và Vĩnh Phúc cùng thuê trọ để tiện mời thầy dạy tại chỗ. Tại đây, theo các học sinh, có 4-5 thầy được mời dạy trong 10 ngày. Đây là đợt lên Hà Nội lâu nhất. Trước đó, các bạn có lên vài đợt nhưng mỗi đợt chỉ hai ngày. Việc phải đi nhiều đợt là do không kết nối được với thầy trên Hà Nội.

Theo một số giáo viên của Trường chuyên Hùng Vương- Phú Thọ, giá thuê thầy phổ biến 2-3 triệu đồng/ca học (hai đến hai giờ rưỡi). Tiền trả cho thầy dạy tại Hà Nội ít hơn so với mời về tỉnh. Để tiết kiệm, trước khi đưa cả đội tuyển lên Hà Nội, một số đội tuyển của Phú Thọ và Vĩnh Phúc đã được ghép với nhau (tại Phú Thọ hoặc tại Vĩnh Phúc) để cùng học, chi phí trả cho thầy 4 triệu đồng/ca, mỗi bên chịu 50%.

Bạn M., học sinh đội tuyển Hà Nam, cho biết: “Nếu thầy chỉ dạy một buổi, tiền cho thầy 5 triệu đồng/buổi, chưa kể tiền ăn, ở vì phải mời thầy về tỉnh. Còn thầy dạy hai buổi chi phí sẽ đỡ hơn, 7-8 triệu đồng/cả đợt. M. cho biết: “Đội tuyển địa còn phải trả 6 triệu đồng/buổi”.

Theo một giáo viên phụ trách đội tuyển ở Hải Phòng, “mời được thầy về tận nơi vẫn là phương án tốt nhất”. Để được như thế có khi phải cho xe lên Hà Nội đón. Do lịch của thầy đã kín nên có khi đón buổi sáng, chiều phải đưa thầy về để vài ngày sau lại đón. Hải Phòng có đội tuyển đã hẹn hò cẩn thận, đưa quân lên Hà Nội, nhưng thầy bận đột xuất, học sinh lại nằm khách sạn chờ được “xếp lịch”. Những đội không đón được thầy thì phải cho đội tuyển lên Hà Nội.

Theo học sinh và giáo viên ở nhiều tỉnh, mỗi môn chỉ có 5-7 thầy chuyên luyện “gà chọi”. Trong khi tỉnh nào cũng muốn đón thầy. Thế là có tỉnh cạnh tranh bằng mối quan hệ, thái độ phục vụ, có tỉnh nâng giá thuê thầy. Một giáo viên phụ trách đội tuyển ở Phú Thọ tâm sự: “Đội nào may thì có giáo viên có quan hệ tốt với các “thầy trung ương”. Cũng có thầy về đây kể: “Vì quý nên chỉ nhận 2 triệu đồng/buổi, trên Hà Nội có nơi đã trả thầy 3 triệu dạy tại chỗ”.

Ông Hoàng Văn Cường – hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Hùng Vương – phân trần: “Nếu không cho phép thu của phụ huynh, chúng tôi không biết lấy tiền đâu ra. Hiện nay chúng tôi đang cố gắng kêu gọi các mạnh thường quân và xin thêm quỹ khuyến học của tỉnh”.

Bị biến thành “gà chọi”

M., thành viên đội tuyển Hà Nam, cho biết: “Từ một tháng nay chúng em không phải học chính khóa. Sáng từ 7g-10g30 và chiều 2g-4g, chúng em chỉ học tại đội tuyển. Rất mệt vì phải học suốt, lại lo lắng nữa. Dù thế, buổi tối vẫn phải đi học thêm bên ngoài để dự phòng phương án phải thi đại học nếu không có giải”.

Theo một số học sinh đội tuyển Phú Thọ, “nhà trường đã miễn học một số môn nhưng vẫn rất lo”. Có bạn than: “Giờ phải tập trung luyện thi học sinh giỏi, em lo không biết thi tốt nghiệp THPT có lấy được bằng trung bình không”. Lo lắng này không phải không có cơ sở khi học sinh đội tuyển phải dồn gần như tối đa thời gian cho kỳ thi của những “chú gà chọi”. Tại Hải Phòng, các học sinh trong đội tuyển văn cũng cho biết “đã được miễn học các môn phụ”. Thời điểm này, theo giáo viên phụ trách đội tuyển: “Các em chủ yếu chỉ học môn chuyên để đi thi”.

Gặp những “chú gà chọi” trong các “lớp học” ở nhà trọ, khách sạn tại Hà Nội, chúng tôi chứng kiến các bạn đang phải chịu một áp lực quá lớn, một áp lực về thành tích, áp lực phải chiến thắng sau khi đã đầu tư quá nhiều tiền bạc, công sức, thời gian. Các bạn phải ngồi chen chúc trên giường khách sạn để học và học. Phòng không có bàn, giấy vở để trên đùi mà viết hoặc nằm bò ra giường, phòng thiếu khí, thiếu sáng. Nhưng các bạn không thể đòi hỏi hơn khi phần lớn chi phí đã dùng vào việc trả cho thầy.

Với quy định phải thi thực hành (môn vật lý, hóa học, sinh học) và thi nói (ngoại ngữ), nhiều đội tuyển phải quen với việc “đột xuất lên đường” bất cứ lúc nào khi thầy, cô thuê được phòng thí nghiệm, bố trí được thầy truyền kinh nghiệm thi thực hành, thi nói.

Một thực tế mà nhiều học sinh đội tuyển quốc gia cũng phần nào nhận thấy là nếu đoạt giải, con đường của các em rộng mở, nhưng không có giải, các em sẽ là những học sinh phổ thông tốt nghiệp với sự thiếu hụt nghiêm trọng những kiến thức, kỹ năng sống cần thiết. Bởi vì đơn giản các bạn là những “chú gà” được luyện riêng cho một trường đấu.



Mời “người của bộ” tập huấn
Theo quy định của Bộ GD-ĐT, bộ phận ra đề thi, ngoài thành viên là người của Bộ GD-ĐT còn có các chuyên gia ở trường đại học, giáo viên phổ thông… Không biết từ nguồn nào mà nhiều đội tuyển đều cho rằng nhóm ra đề tập trung ở các trường: ĐH Sư phạm Hà Nội, ĐH Khoa học xã hội & nhân văn, ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQGHN), Viện Khoa học giáo dục. Và không phải ngẫu nhiên mà danh sách các thầy giáo đang “đắt sô” trong việc luyện “gà chọi” hiện nay đều ở những trường, viện kể trên.
Không những thế, trao đổi với chúng tôi, đại diện một số trường chuyên trần tình: “Các năm trước thấy tỉnh bạn mời, chúng tôi cũng mời các chuyên gia của Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD-ĐT). Khi đó, Vụ Giáo dục trung học lo khâu ra đề thi. Nhưng từ khi kỳ thi chuyển giao cho Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng (Bộ GD-ĐT) thì thôi không mời chuyên viên vụ nữa”. Giải thích về chuyện “mời người của bộ tập huấn” một số lãnh đội cho biết: “Vì hi vọng có thể được định hướng ra đề thi”. Năm nay, khi trao đổi về hướng mời thầy “trung ương” tập huấn, một số lãnh đội vẫn úp mở việc “mời người của bộ nhưng đang chờ trả lời để xếp lịch”.
VĨNH HÀ - NGỌC HÀ - ĐĂNG NGỌC (Tuoitre.vn)

Hậu trường thi HSG Quốc gia: Giỏi cũng phải… chi tiền

Đằng sau hào quang học sinh giỏi quốc gia

Trên đường chạy đua giành giải học sinh giỏi quốc gia, những gia đình có con em vào đội tuyển đầy danh giá phải đóng góp những khoản chi phí tốn kém, có khi lên đến vài chục triệu đồng.

Chúng tôi ngạc nhiên khi biết L. – một học sinh ở Hải Phòng đoạt giải nhất trong kỳ thi chọn học sinh giỏi môn văn thành phố – bị loại khỏi đội dự tuyển kỳ thi quốc gia.

Một giáo viên của L. lý giải: “Chuyện thi cử không biết thế nào. Về sức học em có khả năng vượt qua vòng hai, nhưng điều tôi biết rõ là em ấy không muốn vào đội tuyển quốc gia vì gia cảnh quá nghèo”. Nhận xét lấp lửng của cô khiến chúng tôi càng muốn tiếp cận L..

Kỳ 2: Luyện “gà chọi” cấp tốc

Kỳ 3: Đừng biến thành cuộc đua thành tích

Không tiền, không vào tuyển

Không dễ để L. mở lòng nhưng rồi em cũng cho biết: “Sau khi vượt qua vòng 1 (kỳ thi học sinh giỏi thành phố), bố mẹ em tìm hiểu kỹ về việc vào đội tuyển sẽ phát sinh nhiều yếu tố mà gia đình em không đủ điều kiện để theo. Dù vẫn được bố mẹ động viên nhưng em không muốn dồn sức cho một việc quá khả năng của gia đình”.

Gia đình L. rất nghèo, anh em L. phải ở nhờ ông bà vì nhà bố mẹ đi thuê quá chật, không có chỗ học tập. Hằng ngày sau giờ học, L. phụ bán ốc luộc với bố mẹ. Bữa ăn sum họp của cả nhà cũng ở ngay trên vỉa hè.

“Từ đáy lòng em rất mong được tham gia vô tư, hết mình với các kỳ thi tuyển chọn học sinh giỏi dù có giải hay không. Em nghĩ chẳng cần có giải mà chỉ cần được vào đội tuyển đã là vinh dự lớn. Nhưng hoàn cảnh gia đình không cho phép em quyết tâm thực hiện” – L. chia sẻ.

H., một cựu học sinh đội tuyển văn của Hải Phòng, cho biết: “Năm đó mỗi thành viên đội tuyển văn phải đóng 7 triệu đồng/người cho quỹ phụ huynh”. H. cho biết thêm cùng năm với mình có một học sinh được chọn vào đội tuyển lịch sử phải xin rút vì không có tiền. Tiền là mối lo của nhiều học sinh trước và sau cuộc tuyển chọn chỉ vì những quy định được áp dụng nhiều năm ở đất cảng.

Tăng thu theo trượt giá



Khôi phục việc tuyển thẳng vào ĐH, CĐ
Trong quy chế thi học sinh giỏi quốc gia áp dụng cho năm 2007, Bộ GD-ĐT bãi bỏ quy định “tuyển thẳng học sinh đoạt giải vào các trường ĐH, CĐ”. Cũng năm 2007, Bộ GD-ĐT có quy định “các trường chuyên không được phép mời người ngoài trường ôn luyện, tập huấn cho giáo viên và học sinh để tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia dưới bất kỳ hình thức nào”.

Năm 2010, theo kiến nghị của nhiều trường chuyên, Bộ GD-ĐT có quy định dỡ bỏ “lệnh cấm” người ngoài trường chuyên được tham gia ôn luyện, tập huấn cho giáo viên, học sinh chuyên dự thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia

Quy chế thi chọn học sinh giỏi quốc gia ban hành ngày 25-11-2011 khôi phục quy định học sinh đoạt giải ba trở lên trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia được tuyển thẳng vào ĐH, CĐ theo đúng nhóm ngành do bộ trưởng Bộ GD-ĐT quy định cho từng môn thi.

(Nguồn: Bộ GD-ĐT)

Theo tìm hiểu của chúng tôi, để hỗ trợ việc tập huấn học sinh giỏi, Hải Phòng đã chi 330 triệu đồng cho 11 đội tuyển dự thi quốc gia, mỗi đội lĩnh 30 triệu đồng. Theo ông Phạm Tuấn Hùng – trưởng phòng giáo dục trung học Sở GD-ĐT Hải Phòng, số tiền này được chuyển thẳng cho Trường THPT chuyên Trần Phú nhằm chủ động chi cho việc tổ chức tập huấn.

Thế nhưng ông Bùi Văn Phú – hiệu trưởng Trường THPT chuyên Trần Phú – cho rằng: “Tiền hỗ trợ quá eo hẹp nên phải xã hội hóa để đảm bảo mục tiêu tập huấn đội tuyển”.

Ông Phạm Tuấn Hùng tiết lộ ngay khi có danh sách “chốt”, các đội tuyển sẽ tổ chức họp phụ huynh và việc thu thêm được thống nhất trong chính cuộc họp có sự tham gia của cả giáo viên và chuyên viên bộ môn của Sở GD-ĐT tham dự. Ông Phú từ chối cho biết mức thu cụ thể của các đội tuyển nhưng khẳng định: “Các đội tuyển sau khi xây dựng kế hoạch tập huấn, mức chi phí và thống nhất việc thu quỹ phụ huynh đều có báo cáo lãnh đạo nhà trường”.

Ông Phú chỉ cung cấp thông tin: “Năm trước, trung bình mỗi đội tuyển thu thêm của phụ huynh 10-15 triệu đồng/người”. Một số giáo viên phụ trách đội tuyển khẳng định: “Năm nay phải thu cao hơn năm trước vì trượt giá”. Ông Phú giải thích: “Nhìn vào con số thu trên đầu một học sinh thì thấy cao, nhưng đội tuyển chỉ có 8-10 em nên tổng thu không nhiều lắm”.

Tuy nhiên, nếu lấy con số 10-15 triệu đồng của năm trước để tính, mỗi đội tuyển phải đóng góp thêm từ 80 đến hơn 100 triệu đồng. “Riêng đội tuyển sử năm nay thu 10 triệu đồng/học sinh (năm trước 7 triệu đồng). “Đội tuyển hóa năm trước thu 10 triệu đồng, năm nay cũng thu nhiều hơn” – ông Hùng nói.

Tại Hà Nội, nơi được xem là thuận lợi nhất do không phải di chuyển, không phải mời thầy “liên tỉnh” và chi phí trả cho giảng viên được thành phố hỗ trợ nhưng theo chị M. – một phụ huynh có con ở đội tuyển sinh, phụ huynh vẫn phải đóng 4 triệu đồng/suất học đội tuyển cho đợt tập huấn hơn một tháng.

Tại Hà Nam, dù tiền trả cho thầy được tỉnh hỗ trợ nhưng mỗi đội tuyển cũng thu của học sinh khoảng 20 triệu đồng. M., một học sinh trong đội tuyển sinh, cho biết: “Đội nào mời được giáo sư đều phải đóng tầm 2,5 triệu đồng/học sinh. Vì tiền chi cho một buổi của thầy rất cao. Nhà trường chỉ cho 10 triệu đồng/đội”. Được hỗ trợ nhiều nhưng theo học sinh đội tuyển tin học của Nam Định, kinh phí đến Hà Nội luyện thi các em vẫn phải đóng góp 3 triệu đồng/em.

Ông Hoàng Văn Cường, hiệu trưởng Trường chuyên Hùng Vương (Phú Thọ), tính: “Tỉnh hỗ trợ đội tuyển học sinh giỏi quốc gia 50.000 đồng/học sinh/ngày, 400.000 đồng/buổi học/giáo viên (mời từ Hà Nội) trong thời gian tập huấn khoảng 40 ngày. Nhưng số tiền này cộng vào vẫn quá ít để chi cho việc mời thầy và đưa đội tuyển đi tập huấn.

“Thực tế thuê giáo sư giảng phải mất 3 triệu đồng/buổi. Với mức hỗ trợ vài trăm nghìn đồng/thầy, chả lẽ trường phải kê thầy dạy cả trăm buổi mới bù nổi vào khoản thực chi?” – ông Cường lý giải.



Trường chủ động, sở không biết?
Trao đổi thêm xung quanh chuyện thu tiền của phụ huynh cho đội tuyển học sinh giỏi quốc gia, ông Đỗ Thế Hùng – giám đốc Sở GD-ĐT Hải Phòng – khẳng định:

- Đã là xã hội hóa thì do phụ huynh tình nguyện nộp chứ không thể bắt buộc.

* Nhưng việc Trường THPT chuyên Trần Phú bổ đầu mỗi lớp 10 và 11 của trường nộp 4 triệu đồng để chi cho việc tập huấn đội tuyển không đúng tinh thần tự nguyện. Bên cạnh đó, thành viên đội tuyển học sinh giỏi của Hải Phòng cũng phải nộp tiền để hỗ trợ việc tập huấn, việc này có phải chủ trương của lãnh đạo Sở GD-ĐT Hải Phòng?

- Không phải chủ trương của sở. Việc xã hội hóa do trường chủ động.

* Theo nhiều học sinh trong đội tuyển của Hải Phòng, họ được miễn học một số môn để tập trung học đội tuyển, việc này có phải chỉ đạo của Sở GD-ĐT Hải Phòng không?

- Sở không quy định những việc nằm ngoài quy định của Bộ GD-ĐT. Nếu có chuyện đó là do nhà trường tự làm.
Một giáo viên dẫn đội tuyển của Nam Định đến Hà Nội “trọ học” ở khách sạn Sơn La (Q.Thanh Xuân) cho biết tiền thuê khách sạn 400.000 đồng/ngày đêm, chưa kể chi phí ăn uống, đi lại và mời thầy. Trong khi để yên tâm đi thi, mỗi đội tuyển có khi phải di chuyển đến Hà Nội 2-3 đợt, có những đợt 7-10 ngày, có tỉnh đưa đội tuyển ra Hà Nội cả tháng. Chi phí việc này rất tốn kém và không có mức chung cho các đội mà còn tùy thuộc vào kế hoạch của mỗi đội, thầy được mời là ai, tài ngoại giao của lãnh đạo đội và sự kỳ vọng vào từng đội tuyển. Nhiều khi phải tới lúc kết thúc kỳ thi mới biết được chi phí cho cuộc chạy đua này là bao nhiêu.

Đó là những lý do các địa phương đưa ra để buộc học sinh các đội tuyển dự thi quốc gia phải đóng tiền. Mức thu mỗi địa phương khác nhau. Có tỉnh chỉ thu 2-3 triệu đồng/học sinh để “góp thêm tiền thuê thầy”, còn chi phí ăn ở học sinh tự túc. Có tỉnh tiền đóng trọn gói là vài chục triệu đồng/học sinh.

Góp “họ”, “dồn vốn”… đón thầy

Chẳng những thế, một số trường còn có “độc chiêu” huy động tiền khá khác người. Ngoài số tiền hàng chục triệu đồng thu từ mỗi học sinh tham gia đội tuyển thi quốc gia, Trường THPT chuyên Trần Phú (Hải Phòng) còn kêu gọi tất cả các lớp 10, 11 trích quỹ lớp với mức đồng đều 4 triệu đồng/lớp để dành tập trung cho học sinh khối 12 mời thầy từ Hà Nội về bồi dưỡng.

Ông Đoàn Kim Đức, phó hiệu trưởng trường này, khẳng định: “Đây giống như hình thức chơi họ (chơi hụi). Học sinh lớp 10, 11 đóng góp cho các anh chị lớp 12 để năm sau, năm sau nữa các em cũng được thế hệ dưới mình đóng góp”. Điểm duy nhất khác với cách chơi họ thông thường là không phải người nào đóng họ cũng sẽ đến lượt nhận phần tiền của mình. Mỗi đội tuyển chỉ có 6-10 học sinh, nên không phải học sinh nào góp “họ” cũng được đi thi.

Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ, tại Trường THPT chuyên Hùng Vương (Phú Thọ) số tiền phải đóng là 300.000 đồng/học sinh/năm x 1202 (38 lớp) = 360,6 triệu đồng/năm.

“Quỹ đóng góp này của cả trường là hơn 300 triệu đồng, nhưng do có nhiều hoạt động khác nên số tiền thực chi cho đội tuyển quốc gia chỉ khoảng 200 triệu đồng” – ông Cường nói.

Việc tổ chức thu tiền phụ huynh theo mức được ấn định cụ thể trở thành “giải pháp tài chính” số 1 của một số trường trong cuộc đua các đội tuyển thi học sinh giỏi quốc gia.

Từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó có nguồn thu đáng kể từ học sinh trong và ngoài đội tuyển, chi phí cho cuộc chạy đua giành giải có những nơi đến hơn trăm triệu đồng/đội tuyển. Đó là chưa kể đủ kiểu ôn luyện căng thẳng mà người ngoài cuộc khó có thể hình dung nổi.
VĨNH HÀ - NGỌC HÀ - ĐĂNG NGỌC (Tuoitre.vn)