Do ý nghĩa quan trọng về cả lý thuyết lẫn thực tế, bài toán bất đẳng thức biến phân đã được nghiên cứu mạnh mẽ trong khoảng 30 năm trở lại đây. Bài toán bất đẳng thức biến phân liên quan đến nhiều bài toán khác của giải tích phi tuyến (bài toán tối ưu, bài toán cân bằng, bài toán bù, .). Nhiều vấn đề của bài toán biến phân (tồn tại nghiệm, ổn định nghiệm, .) đã được nghiên cứu khá kỹ. Tuy nhiên, theo chúng tôi, trong khi cấu trúc tập nghiệm (tồn tại nghiệm, tính liên thông, tính co rút được) của bài toán tối ưu đa mục tiêu đã được quan tâm nghiên cứu nhiều, thì cấu trúc tập nghiệm của bài toán bất đẳng thức biến phân còn chưa được quan tâm đầy đủ. Mục đích của luận văn này là trình bày các kết quả của các bài báo [4], [9], [11]. Đồng thời chúng tôi cũng trình bày một số kết quả của bản thân về vấn đề này.
Luận văn này nghiên cứu tính liên thông của tập nghiệm trong bài toán bất đẳng thức biến phân với tập chấp nhận được không nhất thiết compact. Vấn đề trung tâm, xuyên suốt các chương của luận văn là trả lời cho các câu hỏi: Với điều kiện nào thì bài toán bất đẳng thức biến phân có nghiệm? Với điều kiện nào thì tập nghiệm của bài toán bất đẳng thức biến phân là một tập liên thông? Nếu tập nghiệm của bài toán bất đẳng thức biến phân là không liên thông thì tập nghiệm đó có cấu trúc như thế nào?
Luận văn gồm 2 chương:
Chương 1 trình bày các kiến thức chung về bài toán bất đẳng thức biến phân véc tơ và các bài toán liên quan.
Chương 2 xây dựng các ví dụ làm sáng tỏ lý thuyết đã trình bày ở chương 1 và đưa ra một số nhận xét về cấu trúc và tính liên thông của tập nghiệm.
Tính liên thông của tập nghiệm trong bài toán Bất đẳng thức biến phân Véc tơ đơn điệu của Nguyễn Song Hà. Download 1. Download 2.
No comments:
Post a Comment