Hai anh em
Thân Văn Dũng sinh ngày 18/3/2002 còn Thân Văn Mạnh sinh ngày 23/4/2004 là một cặp bài trùng. Bố là thầy giáo Thân Văn Hải – giáo viên Tin học Trường THPT Đồng Lộc, mẹ là Nguyễn Thị Hằng – giáo viên Trường tiểu học Mĩ Lộc 1.
Cả hai anh em đều mê Toán, tiếng Anh, đều tham gia dự thi giải Toán và Tiếng Anh do Bộ GD-ĐT tổ chức cho bậc Tiểu học và đều giành được ngôi quán quân với thành tích thuyết phục. Ở vòng 8, Thân Văn Dũng đạt 2.390 điểm hết tổng số 14 phút 8 giây còn Thân Văn Mạnh còn đạt thành tích cao hơn: 2400 điểm với 13 phút 50 giây.
Ở môn tiếng Anh, Thân Văn Dũng được xếp hạng thứ 4
Thầy Nguyễn Tiến Hùng – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đồng Lộc cho biết:
“Có nhìn tận mắt các cháu thực hiện các thao tác giải trên máy thì các nhà báo mới có thể tin được”.
Trong giờ ra chơi, thầy Hùng bố trí cho Dũng và Mạnh lên phòng máy của nhà trường. Nhìn 2 anh em cứ thoăn thoắt “tác nghiệp” từ khâu đăng kí mới, vào thì bắt đầu từ vòng 1. Chúng tôi tò mò chờ đợi và ai cũng trầm trồ thán phục bởi những thao tác tuyệt đối chính xác trên bàn phím. Sau 5 phút, cả hai em đã hoàn thành xong giải vòng 3. Đối với những học sinh khác, 5 phút là khoảng thời gian cần thiết để thiết lập một tài khoản mới.
Cô Phan Thị Thủy – Phó Hiệu trưởng cho biết:
“Cả Dũng và Mạnh đều đạt học sinh giỏi khá toàn diện. Từ khi có cuộc thi giải Toán qua mạng, cả 2 em đều đạt giải quán quân trong thi cấp trường, cấp huyện. Lớp 2 và lớp 3, Dũng đều đạt giải Nhất toàn huyện còn Mạnh cũng không chịu kém anh.
Trường tiểu học Đồng Lộc là một trong những đơn vị mạnh, có thành tích xuất sắc nhất của huyện Can Lộc về phong trào giải Toán và Tiếng Anh qua mạng. Có thành tích đó là nhờ thực hiện tốt việc sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và điểm Bưu điện Văn hóa để đồng hành cùng học sinh.
Dạy gợi mở và hướng HS tự học
Sau buổi tan trường, chúng tôi đến thăm nhà của 2 cậu học trò đặc biệt này. Ngôi nhà nhỏ đơn sơ, ấm cúng khiêm nhường ngay sát cạnh Trường THPT Đồng Lộc.
Góc học tập của Dũng và Mạnh. 2 chiếc máy màn hình tinh thể lỏng, CPU cấu hình cao. Lẽ thường, trong điều kiện hai anh em chỉ cần một máy, nhưng thầy Thân Văn Hải cho rằng: “ Tôi cố gắng mua cho mỗi cháu riêng một máy để Dũng và Mạnh tự bảo quản, sắp xếp hệ thống dữ liệu mà các cháu tìm kiểm được trên mạng phục vụ học tập; mặt khác để cho các cháu thi đua nhau”.
“ Khi gặp những bài toán khó hoặc mới mà các em không tự giải thì các em sẽ làm gì?” – Tôi hỏi.
Thân Văn Dũng lễ phép: “ Cháu sẽ chép lại đề, tự giải trên giấy cho bằng được, nếu giải chưa được, cháu tìm thêm tài liệu đọc và giải tiếp. Hỏi bố mẹ, thầy cô chỉ lúc nào cháu không thể giải được”.
Cô giáo Nguyễn Thị Hằng (mẹ) cho biết:
“Dũng và Mạnh hoàn toàn chủ động tự học, vợ chồng em chỉ đóng vai trò tư vấn. Lúc cháu hỏi, bọn em cũng chỉ gợi cách mở nút mấu chốt của bài toán mà không hề làm thay. Đó cũng là cách em đã áp dụng thành công cho học sinh của mình không những giải toán trên mạng”.
Với câu hỏi “làm thế nào mới học lớp 2 và lớp 4 mà các em đã có một kỉ năng đáng nể về sử dụng máy tính?”, thầy Hải cho bộc bạch:
“Qua nhiều năm giảng dạy tin học, tôi nhận thấy một điều tiêu cực khá phổ biến trong cách học Tin học là “đốt cháy giai đoạn” theo kiểu “mì ăn liền” nên có ý định “áp dụng phương pháp mới” cho hai cháu thử nghiệm. Đó là từ lúc bắt đầu làm quen với con chuột, bàn phím phải thực hiện nghiêm túc quy trình rèn luyện thao tác từ đơn giản đến phức tạp. Các chú thấy đấy, khi giải, hình như các cháu không phải nhìn bàn phím mà vẫn có thể nhập chính xác số liệu”.
Về cách nhẩm sao cho ra nhanh nhất kết quả và phát hiện và giải quyết vấn đề trong thời gian ngắn nhất, em Thân Văn Dũng cho biết: “ Cháu phải rèn cách đọc lướt và nhận ra các bài toán cơ bản và những từ ngữ mấu chốt của bài toán, nhẩm thật nhanh nhưng hết sức cẩn thận. Về dạng bài toán đối chiếu, cháu phải tự tìm ra phương pháp làm thế nào để chỉ nhìn những dấu hiệu so sánh mấu chốt nhất”.
Hóa giải mặt trái của mạng internet
Băn khoăn về việc làm thế nào để hạn chế tối đa mặt trái của Internet, nhất là học sinh bậc học phổ thông rất dễ nghiện game, thầy Võ Đức Đại, Phó Trưởng Phòng GD-ĐT cho rằng:
“Tôi tuyệt đối không ngăn cấm việc con vào trang này, trang nọ. Ngược lại, tôi còn cho con biết và tiến hành phân tích cái tích cực, tiêu cực của một số trang tiêu biểu phù hợp lứa tuổi để từ đó các cháu phải tự biết lựa chọn. Mặt khác, không được bắt ép con hoặc học sinh mà phải tạo được cho các em sự say mê tự học và khám phá. Phải bố trí thời gian giải hợp lí, hãy yêu cầu học sinh dừng lại khi các em bắt đầu có hiện tượng mệt mỏi, căng thẳng thần kinh. Việc Dũng và Mạnh đứng đầu quốc gia là do các cháu tự rèn luyện chứ chúng tôi chưa bao giờ bắt con phải cố gắng hết sức làm được điều đó”.
Theo thầy Sửu, Trưởng phòng GD&ĐT, từ khi có phong trào thi HSG qua mạng, HS vào quán internet để chat giảm hẳn.
“Tận dụng triệt để lợi ích của mạng vào học tập, nhất là tạo sân chơi tư học bổ ích, lại được thầy, cô, cha mẹ giám sát, tạo điều kiện là một trong những yếu tố tích cực đẩy lùi được nạn game, chat của HS. Nhưng để loại trừ hẳn tiêu cực này cần sự vào cuộc đồng bộ không chỉ nhà trường, gia đình mà còn cả xã hội nữa. Về phía nhà trường, từ Trường Tiểu học Đồng Lộc, chúng tôi sẽ nhân rộng điển hình, rút ra những bài học kinh nghiệm bổ ích trong việc đầu tư máy tính, nối mạng, trong tổ chức, khuyến khích, giám sát HS”.
Thân Văn Dũng sinh ngày 18/3/2002 còn Thân Văn Mạnh sinh ngày 23/4/2004 là một cặp bài trùng. Bố là thầy giáo Thân Văn Hải – giáo viên Tin học Trường THPT Đồng Lộc, mẹ là Nguyễn Thị Hằng – giáo viên Trường tiểu học Mĩ Lộc 1.
Cả hai anh em đều mê Toán, tiếng Anh, đều tham gia dự thi giải Toán và Tiếng Anh do Bộ GD-ĐT tổ chức cho bậc Tiểu học và đều giành được ngôi quán quân với thành tích thuyết phục. Ở vòng 8, Thân Văn Dũng đạt 2.390 điểm hết tổng số 14 phút 8 giây còn Thân Văn Mạnh còn đạt thành tích cao hơn: 2400 điểm với 13 phút 50 giây.
Ở môn tiếng Anh, Thân Văn Dũng được xếp hạng thứ 4
Thầy Nguyễn Tiến Hùng – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đồng Lộc cho biết:
“Có nhìn tận mắt các cháu thực hiện các thao tác giải trên máy thì các nhà báo mới có thể tin được”.
Trong giờ ra chơi, thầy Hùng bố trí cho Dũng và Mạnh lên phòng máy của nhà trường. Nhìn 2 anh em cứ thoăn thoắt “tác nghiệp” từ khâu đăng kí mới, vào thì bắt đầu từ vòng 1. Chúng tôi tò mò chờ đợi và ai cũng trầm trồ thán phục bởi những thao tác tuyệt đối chính xác trên bàn phím. Sau 5 phút, cả hai em đã hoàn thành xong giải vòng 3. Đối với những học sinh khác, 5 phút là khoảng thời gian cần thiết để thiết lập một tài khoản mới.
Cô Phan Thị Thủy – Phó Hiệu trưởng cho biết:
“Cả Dũng và Mạnh đều đạt học sinh giỏi khá toàn diện. Từ khi có cuộc thi giải Toán qua mạng, cả 2 em đều đạt giải quán quân trong thi cấp trường, cấp huyện. Lớp 2 và lớp 3, Dũng đều đạt giải Nhất toàn huyện còn Mạnh cũng không chịu kém anh.
Trường tiểu học Đồng Lộc là một trong những đơn vị mạnh, có thành tích xuất sắc nhất của huyện Can Lộc về phong trào giải Toán và Tiếng Anh qua mạng. Có thành tích đó là nhờ thực hiện tốt việc sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và điểm Bưu điện Văn hóa để đồng hành cùng học sinh.
Dạy gợi mở và hướng HS tự học
Sau buổi tan trường, chúng tôi đến thăm nhà của 2 cậu học trò đặc biệt này. Ngôi nhà nhỏ đơn sơ, ấm cúng khiêm nhường ngay sát cạnh Trường THPT Đồng Lộc.
Góc học tập của Dũng và Mạnh. 2 chiếc máy màn hình tinh thể lỏng, CPU cấu hình cao. Lẽ thường, trong điều kiện hai anh em chỉ cần một máy, nhưng thầy Thân Văn Hải cho rằng: “ Tôi cố gắng mua cho mỗi cháu riêng một máy để Dũng và Mạnh tự bảo quản, sắp xếp hệ thống dữ liệu mà các cháu tìm kiểm được trên mạng phục vụ học tập; mặt khác để cho các cháu thi đua nhau”.
“ Khi gặp những bài toán khó hoặc mới mà các em không tự giải thì các em sẽ làm gì?” – Tôi hỏi.
Thân Văn Dũng lễ phép: “ Cháu sẽ chép lại đề, tự giải trên giấy cho bằng được, nếu giải chưa được, cháu tìm thêm tài liệu đọc và giải tiếp. Hỏi bố mẹ, thầy cô chỉ lúc nào cháu không thể giải được”.
Cô giáo Nguyễn Thị Hằng (mẹ) cho biết:
“Dũng và Mạnh hoàn toàn chủ động tự học, vợ chồng em chỉ đóng vai trò tư vấn. Lúc cháu hỏi, bọn em cũng chỉ gợi cách mở nút mấu chốt của bài toán mà không hề làm thay. Đó cũng là cách em đã áp dụng thành công cho học sinh của mình không những giải toán trên mạng”.
Với câu hỏi “làm thế nào mới học lớp 2 và lớp 4 mà các em đã có một kỉ năng đáng nể về sử dụng máy tính?”, thầy Hải cho bộc bạch:
“Qua nhiều năm giảng dạy tin học, tôi nhận thấy một điều tiêu cực khá phổ biến trong cách học Tin học là “đốt cháy giai đoạn” theo kiểu “mì ăn liền” nên có ý định “áp dụng phương pháp mới” cho hai cháu thử nghiệm. Đó là từ lúc bắt đầu làm quen với con chuột, bàn phím phải thực hiện nghiêm túc quy trình rèn luyện thao tác từ đơn giản đến phức tạp. Các chú thấy đấy, khi giải, hình như các cháu không phải nhìn bàn phím mà vẫn có thể nhập chính xác số liệu”.
Về cách nhẩm sao cho ra nhanh nhất kết quả và phát hiện và giải quyết vấn đề trong thời gian ngắn nhất, em Thân Văn Dũng cho biết: “ Cháu phải rèn cách đọc lướt và nhận ra các bài toán cơ bản và những từ ngữ mấu chốt của bài toán, nhẩm thật nhanh nhưng hết sức cẩn thận. Về dạng bài toán đối chiếu, cháu phải tự tìm ra phương pháp làm thế nào để chỉ nhìn những dấu hiệu so sánh mấu chốt nhất”.
Hóa giải mặt trái của mạng internet
Băn khoăn về việc làm thế nào để hạn chế tối đa mặt trái của Internet, nhất là học sinh bậc học phổ thông rất dễ nghiện game, thầy Võ Đức Đại, Phó Trưởng Phòng GD-ĐT cho rằng:
“Tôi tuyệt đối không ngăn cấm việc con vào trang này, trang nọ. Ngược lại, tôi còn cho con biết và tiến hành phân tích cái tích cực, tiêu cực của một số trang tiêu biểu phù hợp lứa tuổi để từ đó các cháu phải tự biết lựa chọn. Mặt khác, không được bắt ép con hoặc học sinh mà phải tạo được cho các em sự say mê tự học và khám phá. Phải bố trí thời gian giải hợp lí, hãy yêu cầu học sinh dừng lại khi các em bắt đầu có hiện tượng mệt mỏi, căng thẳng thần kinh. Việc Dũng và Mạnh đứng đầu quốc gia là do các cháu tự rèn luyện chứ chúng tôi chưa bao giờ bắt con phải cố gắng hết sức làm được điều đó”.
Theo thầy Sửu, Trưởng phòng GD&ĐT, từ khi có phong trào thi HSG qua mạng, HS vào quán internet để chat giảm hẳn.
“Tận dụng triệt để lợi ích của mạng vào học tập, nhất là tạo sân chơi tư học bổ ích, lại được thầy, cô, cha mẹ giám sát, tạo điều kiện là một trong những yếu tố tích cực đẩy lùi được nạn game, chat của HS. Nhưng để loại trừ hẳn tiêu cực này cần sự vào cuộc đồng bộ không chỉ nhà trường, gia đình mà còn cả xã hội nữa. Về phía nhà trường, từ Trường Tiểu học Đồng Lộc, chúng tôi sẽ nhân rộng điển hình, rút ra những bài học kinh nghiệm bổ ích trong việc đầu tư máy tính, nối mạng, trong tổ chức, khuyến khích, giám sát HS”.
Theo VietNamNet
Bài viết rất ý nghĩa, cám ơn bạn đã chia sẻ
ReplyDeleteclick xem thêm gia sư tiếng anh tại biên hòa