Thursday, February 23, 2012

Gốc Hy Lạp của các từ ellipse, hyperbola và parabola

Bấm +1 để ủng hộ tuyensinhvnn nhé.

Các nhà toán học thỉnh thoảng ghé thăm nơi đây, không biết có từng nghĩ đến gốc của các từ parabola, hyperbola và ellipse (chỉ các đường cong bậc 2) không nhỉ ? Bản thân tôi cũng không nghĩ đến gốc của chúng … cho đến hôm nay. Do nhu cầu bịa ra một từ mới, mà tôi gọi tên là elbolic nên tôi mới phải đi tìm hiểu gốc các từ trên. Kết quả như sau:

* Chúng đều có gốc Hy Lạp (điều này không đáng ngạc nhiên)

* Para có nghĩ là “alongside, đi cùng theo, dọc theo”. Rất hợp lý, như trong các từ paramiliraty, paramedic, v.v.

* Hyper thì có nghĩa là “quá mức” (cái này ai cũng biết)

* Bola thì có gốc từ động từ ballein (“to cast, to throw, tung ra”)

Như vậy, có thể hiểu đường parabola là đường được “tung ra” “dọc theo” cái gì đó. Cái đó ở đây là 1 đường thằng nằm trên 1 hình conic: cắt conic bở i1 mặ song song với 1 đường như vậy thì được 1 parabola. Hyperbolic thì là tung “quá ra”: hai “chân” của một đường hyperbolic “dạng” ra nhanh chứ không còn đi “dọc theo” cùng một đường thẳng.

Còn ellipse có gốc Hy Lạp là elleipsis, chuyển sang Latin thành ellipsis, có nghĩa “thiếu hụt” (falling short). Khi cắt một conic bở i 1 mặt theo 1 góc “bị thiếu hụt” thì đường cắt đó bị “luẩn quẩn ở trong” chứ không chạy ra vô cùng được, và cái đường “luẩn quẩn” đó (do “thiếu hơi nên không chạy ra xa được”) gọi là đường ellipse. Trong toán học về sau, thì những thứ được gọi là “elliptic” thường là những thứ có tính “chạy vòng quanh”, “compact”.

Thế còn elbolic là gì ? Là hợp của elliptic với hyperbolic. Nó có đuôi bolic, tức là vẫn được ném ra xa, đồng thời lại có đầu “el”, tức là có chạy vòng quanh. Từ này dùng để chỉ các hệ (hay các thành phần của 1 hệ) có 2 hướng trong đó 1 hướng chạy vòng quanh và 1 hướng kiểu hyperbolic

(Các thành phần elbolic như trong hình vẽ trên xuất hiện một cách tự nhiên trong các hệ động lực khả tích non-Hamiltonian)

Nguồn: Zungzetamu

No comments:

Post a Comment